Ba lý do Ấn Độ chưa thể cắt đứt ngay được với Trung Quốc

08/07/2020 08:52
08-07-2020 08:52:35+07:00

Ba lý do Ấn Độ chưa thể cắt đứt ngay được với Trung Quốc 

Sau cuộc đụng độ với Trung Quốc ở dãy Himalayas khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, nhiều người Ấn Độ, trong đó có cả một số chính trị gia địa phương, kêu gọi tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng rất khó để New Delhi cắt đứt với Bắc Kinh và giảm các mối quan hệ trong thời gian tới vì hai quốc gia này đã trở nên phụ thuộc lẫn nhau ở nhiều lĩnh vực trong những thập niên gần đây. 

Dữ liệu cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc trong thương mại, đầu tư và công nghệ ở Ấn Độ đã tăng lên đáng kể trong những năm qua.

Thương mại

Ấn Độ có mối quan hệ thương mại bất đối xứng với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn hai của họ, sau Mỹ.

Dữ liệu của Chính phủ cho thấy Ấn Độ đã nhập khẩu hơn 65 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 4/2019-3/2020 và chỉ xuất khẩu sản phẩm trị giá khoảng 16.6 tỷ USD. Điều đó khiến New Delhi bị thâm hụt thương mại hơn 48 tỷ USD với Bắc Kinh. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch giảm so với năm tài khóa trước đó (kết thúc vào tháng 3/2019), trong khi các báo cáo cho thấy Ấn Độ đang lên kế hoạch bổ sung thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Ấn Độ nhập khẩu các sản phẩm trung gian và thành phẩm từ Trung Quốc, bao gồm máy móc và thiết bị điện, điện tử tiêu dùng, hóa chất, dược phẩm và linh kiện điện tử, cùng những thứ khác.

Giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc là điều nói dễ hơn làm. Cần có chính sách trung và dài hạn với các động thái chính sách sát với điều này” , Kunal Kundu, nhà kinh tế Ấn Độ tại Societe Generale, nói với CNBC.

Kundu giải thích hầu hết hàng hóa Ấn Độ nhập khẩu từ Trung Quốc có thể được sản xuất tại nước này. Chính phủ cần cung cấp chính sách hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa tạo ra một số sản phẩm đó, bao gồm những doanh nghiệp hoạt động trong khu vực phi chính thức, ông nói.

Tuy vậy, sẽ mất thời gian để hiện thực hóa điều đó. Triển vọng kinh tế ảm đạm khi Ấn Độ đang “quay cuồng” sau hậu quả của cuộc phong tỏa toàn quốc với số ca mắc virus corona tiếp tục gia tăng.

Theo Kundu, việc Ấn Độ hội nhập không đầy đủ với chuỗi cung ứng toàn cầu cũng có nghĩa là các công ty rời khỏi Trung Quốc đang tìm đến những nơi như Việt Nam để thành lập nhà máy của họ.

Đầu tư

Dữ liệu cho thấy đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Ấn Độ tăng đều đặn trong những năm gần đây.

Theo thông tin được Mergermarket cung cấp cho CNBC, từ năm 2015 đến tháng trước, đã có 42 thỏa thuận trị giá 8.7 tỷ USD được công bố, trong đó nhà đầu tư là một công ty Trung Quốc và công ty mục tiêu có trụ sở tại Ấn Độ. Mỗi thương vụ đầu tư có giá trị hơn 5 triệu USD, theo Mergermarket.

Các nhà đầu tư Trung Quốc đã rót khoảng 4 tỷ USD vào những start-up Ấn Độ, theo một báo cáo từ Gateway House đầu năm nay. Tính đến tháng 3, 18/30 kỳ lân Ấn Độ  - những start-up trị giá hơn 1 tỷ USD - đã nhận được tài trợ từ các nhà đầu tư Trung Quốc.

Gateway House cung cấp 3 lý do các công ty Trung Quốc thống trị không gian công nghệ non trẻ của Ấn Độ. Thứ nhất, không có nhà đầu tư mạo hiểm lớn nào của Ấn Độ chịu rót vốn cho các công ty khởi nghiệp địa phương, một lỗ hổng mà Trung Quốc đã tận dụng sớm khi Alibaba đầu tư vào Paytm năm 2015.

Thứ hai, Trung Quốc cung cấp vốn dài hạn cần thiết để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp Ấn Độ đang thua lỗ. Sự đánh đổi đó của họ để có được thị phần là đáng giá. Thứ ba, đối với Trung Quốc, thị trường khổng lồ của Ấn Độ vừa có cả giá trị bán lẻ vừa có giá trị chiến lược.

Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc trước cuộc đụng độ biên giới tháng trước. Reuters đưa tin Chính phủ Ấn Độ đang xem xét khoảng 50 đề xuất đầu tư liên quan đến các công ty Trung Quốc theo các biện pháp đó.

Những hạn chế đối với các khoản đầu tư từ Trung Quốc có thể gây trở ngại cho các công ty khởi nghiệp Ấn Độ trong thời gian tới vì họ phải tìm nơi khác để gây quỹ mới.

Công nghệ

Ấn Độ là một trong những thị trường tiêu dùng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất thế giới, với nhiều người Ấn Độ đến với internet mỗi ngày. Điều đó làm cho nước này trở thành một thị trường sinh lợi cho các công ty công nghệ. Các công ty công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Tencent và ByteDance (chủ sở hữu TikTok) cạnh tranh thường xuyên với các đối thủ như Facebook, Amazon và Google để tiếp cận người tiêu dùng Ấn Độ.

Ấn Độ là một trong những thị trường điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới bên ngoài Trung Quốc. Bốn trong năm thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu ở nước này là của Trung Quốc và họ đang kiểm soát khoảng 80% thị trường, trong khi các thương hiệu “cây nhà lá vườn” của Ấn Độ chỉ có được 1% thị trường, theo Counterpoint Research.

Sẽ rất khó thay thế điện thoại thông minh Trung Quốc vì có rất ít lựa chọn khác ở Ấn Độ, các nhà sản xuất điện thoại thông minh của họ sẽ phải đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển để tạo dấu ấn”, các nhà phân tích của Counterpoint Research nói với CNBC.

Tuy vậy, Ấn Độ có thể thực hiện các hạn chế trong những lĩnh vực như viễn thông, nơi có sẵn các lựa chọn thay thế, các nhà phân tích cho biết. Điều đó có nghĩa là New Delhi có thể viện dẫn những lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư để ngăn chặn những công ty như Huawei và ZTE tham gia vào cơ sở hạ tầng viễn thông của nước họ. Một số bản tin còn cho rằng Huawei có thể bị cấm triển khai 5G ở Ấn Độ.

Trong báo cáo, Gateway House cho biết Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội sớm khác ở Ấn Độ, đó là sự chuyển đổi sang xe điện rất tiềm năng. Mặc dù hiện tại, Ấn Độ có những mục tiêu đầy tham vọng trong lĩnh vực xe điện, nhưng Trung Quốc đã thống trị thị trường và chuỗi cung ứng, bằng cách sản xuất các linh kiện quan trọng cho lĩnh vực này.

Do đó, các nhà phân tích nói rằng bất kỳ động thái tăng tốc nào từ New Delhi để giảm sự tiếp xúc với Trung Quốc trong ngắn hạn cũng có thể dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung và chi phí đầu vào cao hơn, khiến nó trở thành bước đi tốn kém cho nền kinh tế nước này.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98