Bao giờ kinh doanh của Lọc dầu Dung Quất bắt đầu phục hồi?

13/07/2020 09:22
13-07-2020 09:22:11+07:00

Dịch vụ 

Bao giờ kinh doanh của Lọc dầu Dung Quất bắt đầu phục hồi?

Sau khi lập đáy 13.24 USD/thùng vào ngày 21/04, kéo theo giá dầu trung bình trong tháng 4 ở mức 18.55 USD/thùng, dẫn đến giá dầu trung bình trong quý 2 ở mức 29.20 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với kịch bản giá trước đại dịch Covid-19 của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR), khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi "Liệu đã đến lúc kỳ vọng kết quả kinh doanh này bắt đầu phục hồi?".

Một trong những giải pháp quan trọng nhất giúp Công ty giảm thiểu tổn thất trong thời gian qua là công tác tiết kiệm, tiết giảm chi phí triệt để.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, BSR đã không đề cập cụ thể kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 do giá sản phẩm xăng dầu biến động mạnh. Trước dịch Covid-19, BSR đặt mục tiêu lợi nhuận là 1.3 nghìn tỷ đồng trên doanh thu là 80.3 nghìn tỷ đồng và tổng sản lượng đầu ra là 5.56 triệu tấn. Kế hoạch này đươc xây dựng từ cuối năm 2019 dựa trên giả định giá dầu xoay quanh 60 USD/thùng.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 và cú sốc giảm giá dầu diễn ra cuối quý 1 và kéo dài suốt quý 2 đã khiến các kịch bản kinh doanh của Công ty liên tục thay đổi. Quý 1, BSR ghi nhận lợi nhuận âm. Vậy trong quý 2, tình hình đã cải thiện?

Chưa có con số cuối cùng do doanh nghiệp đang thực hiện soát xét báo cáo tài chính, song lãnh đạo BSR chia sẻ với giá dầu trung bình năm 2020 dao động trong khoảng 40 USD/thùng như hiện nay, khoảng chênh lệch giữa giá sản phẩm và giá dầu thô (crack spread) có nhiều thời điểm tiếp tục ghi nhận con số âm. Như sản phẩm Mogas 95 được coi là sản phẩm chủ lực mang lại doanh thu và lợi nhuận cho BSR nhưng trong tháng 4 cũng ghi nhận crack spread trung bình của tháng -2,98 USD/thùng. Nhìn vào bức tranh tổng thể của ngành lọc dầu thế giới, chưa thể kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 của Công ty khởi sắc được. Tuy vậy, bằng nhiều giải pháp, những nỗ lực của BSR trong cuộc chiến với tác động kép đã giảm tối đa thiệt hại.

Cụ thể, BSR đã vận hành nhà máy an toàn, liên tục và ổn định ở công suất tối ưu; linh hoạt điều chỉnh chế độ vận hành theo nhu cầu thị trường, nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho giá cao để có chỗ chứa cho các lô dầu thô giá thấp.

BSR đã tận dụng cơ hội mua spot (hợp đồng chuyến) dầu thô trong nước với phụ phí thấp hơn hợp đồng term (hợp đồng dài hạn) với mục tiêu đảm bảo tồn kho dầu thô và sản phẩm trước bảo dưỡng tổng thể lần 4 ở mức phù hợp, gia tăng cơ hội kinh doanh. Cụ thể, BSR đã chốt mua 1,8 triệu thùng dầu trong nước như Chim Sáo, Bạch Hổ nhẹ, Ruby, Tê Giác Trắng, cung cấp cho nhà máy chế biến giai đoạn tháng 6-7/2020 với phụ phí thấp. Ngoài ra, công ty cũng đã chủ động được ký hợp đồng mua dầu thô cho 100% nhu cầu sản xuất trong quý 3 và khoảng 65% nhu cầu trong quý 4/2020 với mức phụ phí trung bình thấp hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm.

Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh nỗ lực giải phóng hàng kịp thời, BSR đã tìm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm trung gian có giá trị cao để nâng cao hiệu quả SXKD. Việc này còn mở ra cơ hội cho BSR trong việc phát triển thị trường cho dòng sản phẩm mới có hiệu quả cao hơn.

Theo chia sẻ của lãnh đạo BSR, một trong những giải pháp quan trọng nhất giúp Công ty giảm thiểu tổn thất trong thời gian qua là công tác tiết kiệm, tiết giảm chi phí triệt để. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn đòi hỏi BSR tìm tòi nhiều giải pháp sáng tạo, để có kết quả đột phá giúp Công ty nâng cao sức cạnh tranh. Ước chi phí tiết giảm trong 6 tháng đầu năm khoảng 975 tỷ đồng và mục tiêu trong cả năm 2020, Công ty sẽ tiết giảm 1,500 tỷ đồng.

BSR kỳ vọng kết quả kinh doanh có thể bắt đầu được cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2020.

BSR cũng đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát tốt dòng tiền, đảm bảo duy trì hoạt động SXKD liên tục cho Công ty. Đơn cử như chủ động làm việc với nhà cung cấp dầu thô giãn thời gian thanh toán, giảm cước vận chuyển; làm việc với ngân hàng để vay các khoản ngắn hạn lãi suất ưu đãi,... qua đó giúp Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong tháng 4, 5.

Trong bối cảnh hàng loạt công ty dầu khí thế giới, trong đó có các nhà máy lọc dầu, rơi vào cảnh thua lỗ hàng tỷ đô la Mỹ hay bị phá sản, những kết quả trên cho thấy nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam, trong đó có BSR, nhằm xoay chuyển nghịch cảnh. 

Ban lãnh đạo BSR kỳ vọng, kết quả kinh doanh có thể bắt đầu được cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2020 nếu dịch Covid-19 không bùng phát trở lại, giá dầu và giá sản phẩm biến động sát với điểm hòa vốn trong các kịch bản kinh doanh điều chỉnh giai đoạn sau dịch bệnh.

PV

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán SSI đặt kế hoạch lãi trước thuế 2024 gần 3,400 tỷ 

HĐQT CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh trình ĐHĐCĐ thường niên 2024.

EVNGENCO3 làm việc với tập đoàn Wartsila Phần Lan về dự án Nhà máy điện linh hoạt

Sáng ngày 14/3/2024, Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP (EVNGENCO3) và Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình có buổi làm việc với Tập đoàn Wartsila (Phần Lan) về đề...

Doanh thu tháng 2 của VHC đạt 801 tỷ, tăng 6%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 2/2024 với tổng doanh thu đạt 801 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ dự án Cát Bà Amatina kỳ vọng lãi 100 tỷ đồng trong năm 2024

Vinaconex-ITC, chủ dự án Cát Bà Amatina, lên kế hoạch 526 tỷ đồng doanh thu cùng mức lãi sau thuế 96 tỷ đồng trong năm 2024 dù dự báo thị trường bất động sản nghỉ...

Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch lãi 228 tỷ, tỷ lệ cổ tức 10%

CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, với chỉ tiêu doanh thu hơn 881 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 228 tỷ đồng, lần lượt...

Bị đồn đóng cửa vì doanh số liên tục giảm, nhà sách Fahasa đang kinh doanh ra sao?

Bị tung tin thất thiệt về việc đóng cửa vì doanh số giảm, lãnh đạo nhà sách Fahasa cho rằng hành động này nhằm câu view của một số tài khoản mạng xã hội. Vậy thực...

Chứng khoán KAFI đặt mục tiêu tổng tài sản 10,000 tỷ đồng năm 2024, lãi trước thuế 300 tỷ 

CTCP Chứng khoán KAFI (KAFI) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với nhiều nội dung.

CEO đặt kế hoạch lãi sau thuế tăng 24%

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan, Tập đoàn C.E.O vẫn đặt kế hoạch 2024 lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.

Chính thức khai trương tổ hợp khoáng nóng Nhật Bản giữa lòng Ecopark, cách hồ Hoàn Kiếm 14km

Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen nằm giữa lòng thành phố xanh Ecopark, rộng 2,000m2, gồm 15 bể tắm khoáng, spa, xông hơi, nhà hàng, bể bơi chính thức khai trương giúp...

ICON4 đã sử dụng hết 320 tỷ đồng của đợt chào bán năm 2022

ICON4 cho hay đã sử dụng hết số tiền 320 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cách đây hơn 1 năm, trong đó dành 170 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động thực hiện các gói...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98