Căng thẳng Mỹ-Trung đe dọa lĩnh vực thương mại và công nghệ toàn cầu

28/07/2020 09:21
28-07-2020 09:21:00+07:00

Căng thẳng Mỹ-Trung đe dọa lĩnh vực thương mại và công nghệ toàn cầu

Nếu Mỹ-Trung không thể hóa giải những khác biệt về thương mại thì đó sẽ là “đòn giáng” vào các nhà xuất khẩu hai nước và các nền kinh tế châu Á đang cung cấp nguyên liệu, linh kiện cho Trung Quốc.

* Huyền thoại Ray Dalio: Xung đột Mỹ-Trung có thể chuyển sang ‘cuộc chiến về vốn’

* Doanh nghiệp toàn cầu ‘nghẹt thở’ trước căng thẳng Mỹ-Trung

* Nguy cơ căng thẳng Mỹ-Trung Quốc lan sang lĩnh vực chứng khoán

Container hàng hóa được xếp tại cảng ở Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Là hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, lợi ích của Mỹ và Trung Quốc từ lâu đã đan xen chặt chẽ.

Tuy nhiên, căng thẳng ngày càng leo thang trong mối quan hệ Mỹ-Trung đang trở thành mối đe dọa không chỉ với kinh tế của hai nước này, mà còn với phần còn lại của thế giới.

Trong diễn biến mới nhất, Tổng Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, Trung Quốc, đã phải đóng cửa vào ngày 27/7.

Đây là kết quả của việc Trung Quốc trả đũa Mỹ sau khi Wasinhgton yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa Tổng Lãnh sự quán ở Houston hồi tuần trước.

Giữa lúc chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang “nóng” lên, giới phân tích cho rằng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ còn tồi tệ hơn trong thời gian tới.

Lĩnh vực bị ảnh hưởng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất khi quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xấu đi chính là thương mại.

Cả hai nước đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến thuế quan nổ ra vào năm 2018 liên quan tới tham vọng công nghệ và thặng dư thương mại của Trung Quốc.

Nếu các cuộc đàm phán tiến tới việc chấm dứt tranh chấp thương mại thất bại, hoạt động thương mại toàn cầu có thể phải đối mặt với áp lực sụt giảm, giữa bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang lao đao bởi đại dịch COVID-19.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, ngay cả sau khi Tổng thống Donald Trump áp đặt các lệnh trừng phạt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba của các nhà xuất khẩu Mỹ, đồng thời còn là một thị trường “khổng lồ” về hàng hóa và dịch vụ được các công ty lớn của Mỹ, từ General Motors đến Burger King đặt làm nơi sản xuất.

Kim ngạch nhập khẩu nông sản, chất bán dẫn và các hàng hóa khác của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm 11,4% trong năm 2019, song vẫn vượt quá 100 tỷ USD.

Trong khi đó, việc xuất khẩu sang Trung Quốc đang giúp tạo công ăn việc làm cho gần 1 triệu người Mỹ, mặc dù con số đó đã giảm 10% so với mức cao nhất ghi nhận trong năm 2017.

Bởi vậy, nếu cả hai nước không thể hóa giải những khác biệt về thương mại, thì đó sẽ là một “đòn giáng” không chỉ vào các nhà xuất khẩu của họ, mà còn vào các nền kinh tế châu Á khác đang cung cấp nguyên liệu và linh kiện cho các nhà máy của Trung Quốc.

Công nghệ cũng là lĩnh vực được lưu ý đặc biệt trong mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông, máy tính, y tế và công nghệ khác của Mỹ và Trung Quốc cũng như các thị trường mà họ hoạt động đều có sự liên quan mật thiết.

Các tên tuổi lớn của ngành công nghệ Mỹ như Apple, Dell, Hewlett-Packard và nhiều hãng khác đang dựa vào các nhà máy Trung Quốc để lắp ráp hầu hết các mẫu điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác.

Những nhà máy này lại cần chip xử lý và các linh kiện khác từ Mỹ, Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và châu Âu.

Các động thái mới đây, bao gồm việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hạn chế tập đoàn công nghệ “khổng lồ” Huawei của Trung Quốc tiếp cận các linh kiện và thành phần công nghệ của Mỹ, có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và gây tổn hại hàng tỷ USD cho các nhà cung cấp, đặc biệt là các công ty ở Thung lũng Silicon.

Trung Quốc là thị trường hàng đầu của Apple và các thương hiệu công nghệ khác của Mỹ. Quốc gia Đông Bắc Á này cũng đang trở thành đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh về công nghệ với các thương hiệu điện thoại thông minh, thiết bị y tế và các lĩnh vực khác của Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ vốn được xem là thị trường hàng đầu tiêu thụ hàng hóa có giá trị gia tăng cao nhất của Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc đã kêu gọi các nhà xuất khẩu nước này tìm thị trường khác, nhưng các nhà phân tích cho rằng thị trường châu Á và thậm chí châu Âu đã không mua được hàng hóa có giá trị cao như vậy./.

Minh Trang

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...

Tập đoàn bán lẻ Auchan SA của Pháp bán các tài sản tại Nga

Ngày 12/4, công ty Các Gallery Thương mại đã trở thành chủ sở hữu mới các siêu thị của Auchan. Chủ sở hữu chính của doanh nghiệp này là ông Tagir Shaimardanov.

Giá dầu leo thang sẽ càng làm kinh tế khó khăn hơn

Giá dầu đã liên tục bứt phá trong những tuần qua do xung đột địa chính trị leo thang và tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Việc giá dầu tăng cao đang thổi bùng nỗi lo...

Nhật Bản có thể tiếp tục tăng lãi suất sau dự báo mới nhất về lạm phát

Theo khảo sát, ngày càng nhiều hộ gia đình ở Nhật Bản dự báo lạm phát sẽ tăng trong vòng một năm tới, mở đường cho một đợt tăng lãi suất khác của BoJ trong năm nay.

Samsung đang lên kế hoạch cho dự án sản xuất chip 44 tỷ USD ở Mỹ

Samsung Electronics sắp hoàn tất khoản đầu tư 44 tỷ USD vào ngành sản xuất chip tại Mỹ ngay trong tuần tới - một dự án lớn khác cho thấy Washington đang nỗ lực đưa...

S&P Global Ratings cảnh báo số công ty vỡ nợ nhiều lần ngày càng gia tăng

Khoảng 35% tổng số vụ vỡ nợ trên toàn cầu trong năm 2023 là của các công ty đã từng vỡ nợ trước đó, tình trạng tái vỡ nợ gia tăng trong bối cảnh xu hướng vỡ nợ có...

Fed đối mặt câu hỏi có nên giảm lãi suất hay không?

Vào đầu năm, bức tranh vĩ mô có vẻ thuận lợi đối với quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Với lạm phát trên đà giảm tốc nhanh nhưng thị trường lao động của...

ECB giữ nguyên lãi suất, để ngỏ khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhấn mạnh các quyết định của ngân hàng này sẽ tiếp tục dựa trên các dữ liệu kinh tế trong thời gian tới và ECB không cam kết...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98