Chuỗi kinh doanh nhượng quyền Pizza Hut lớn nhất ở Mỹ nộp đơn phá sản

02/07/2020 10:31
02-07-2020 10:31:47+07:00

Chuỗi kinh doanh nhượng quyền Pizza Hut lớn nhất ở Mỹ nộp đơn phá sản

NPC International, công ty kinh doanh nhượng quyền chuỗi nhà hàng Pizza Hut lớn nhất tại Mỹ, đã nộp đơn phá sản sau khi phải đóng cửa trong thời gian dài vì đại dịch Covid-19.

Công ty này đã nộp đơn bảo hộ phá sản theo Chương 11 ở tòa án Texas vào ngày thứ Tư (01/07). Được thành lập trong năm 1962, NPC điều hành 1,227 cửa hàng Pizza Hut và 393 cửa hàng Wendy’s trên khắp nước Mỹ, theo tài liệu nộp lên tòa án.

NPC và Pizza Hut đã gặp nhiều khó khăn vì chi phí lao động và chi phí thực phẩm leo dốc trong lúc cố gắng mở rộng giao hàng và chuyển dịch khỏi các nhà hàng truyền thống. Overland Park – công ty có trụ sở ở Kansas – cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như Domino’s Pizza Inc. và Papa John’s International Inc.

Công ty hiện đang nợ 903 triệu USD và hiện đang trong quá trình đàm phán về thỏa thuận tái cấu trúc với các chủ nợ.

Việc nộp đơn bảo hộ phá sản theo Chương 11 không có nghĩa các cửa hàng Pizza Hut và Wendy’s sẽ không còn hoạt động. NPC vẫn có thể hoạt động trong lúc tìm cách trả nợ và xoay chuyển hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, vụ phá sản này không ảnh hưởng tới hàng ngàn cửa hàng Pizza Hut và Wendy’s của các nhà kinh doanh nhượng quyền khác.

Theo thỏa thuận với các chủ nợ, NPC sẽ bắt đầu cố gắng bán nhà hàng Wendy’s trong những ngày tới. Trong khi đó, Công ty vẫn còn thời hạn đến ngày 24/07 để tạo ra một thỏa thuận với các chủ nợ và Pizza Hut về cách tái cấu trúc. Nếu không thể tiến tới một thỏa thuận, NPC sẽ cố gắng bán một số cửa hàng Pizza Hut, theo kế hoạch tái cấu trúc phác thảo nộp lên tòa án.

“Mặc dù việc NPC nộp đơn bảo hộ phá sản đã được dự báo từ trước, nhưng chúng tôi xem đây là cơ hội để tạo ra tương lai tốt hơn cho chuỗi cửa hàng Pizza Hut của NPC”, phát ngôn viên Pizza Hut cho biết. “Chúng tôi đang phối hợp với NPC và các chủ nợ của Công ty này để đảm bảo chuỗi cửa hàng Pizza Hut của NPC sẽ thành công sau khi tái cấu trúc”.

Covid-19 đã thổi bùng làn sóng nộp đơn bảo hộ phá sản tại Mỹ, Financial Times cho biết trong ngày 30/06.

Tổng cộng 3,427 công ty Mỹ đã nộp đơn bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào ngày 24/06/2020, dựa trên dữ liệu từ Epiq, gần bằng với số công ty nộp đơn phá sản trong nửa đầu năm 2008 (3,491).

Phá sản theo Chương 11 nằm trong số những phương án lựa chọn phổ biến nhất dành cho doanh nghiệp, với mục tiêu tái cấu trúc giữa lúc mất khả năng thanh toán. Một số doanh nghiệp lớn nhất đã nộp đơn bảo hộ phá sản trong năm 2020 bao gồm Hertz, JC Penney, J Crew, và Chesapeake Energy.

* Làn sóng phá sản tại Mỹ dâng cao, 3,427 công ty nộp đơn bảo hộ phá sản

* Làn sóng phá sản chuẩn bị ập đến ngành dầu đá phiến Mỹ?

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98