COVID-19 ngày 21-7: Thêm 2 bộ trưởng Brazil dương tính corona, châu Âu đề xuất cứu trợ 750 tỉ euro

21/07/2020 07:00
21-07-2020 07:00:00+07:00

COVID-19 ngày 21-7: Thêm 2 bộ trưởng Brazil dương tính corona, châu Âu đề xuất cứu trợ 750 tỉ euro

Trong khi Tổng thống Brazil vẫn đang được cách ly vì COVID-19, vừa có thêm 2 bộ trưởng nước này thông báo đã dương tính với corona. Tổng số người chết ở Brazil đã vượt qua 80.000.

COVID-19 ngày 21-7: Thêm 2 bộ trưởng Brazil dương tính corona, châu Âu đề xuất cứu trợ 750 tỉ euro - Ảnh 1.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (áo đỏ), nói chuyện với tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Chủ tịch hội đồng châu Âu Charles Michel tại hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ ngày 20-7-2020 bàn kế sách đưa châu lục vượt qua khủng hoảng dịch bệnh. Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, ngày 20-7, Bộ trưởng Bộ các vấn đề công dân Onyx Lorenzoni và tân Bộ trưởng Giáo dục Milton Ribeiro của Brazil công bố kết quả chẩn đoán và cả những biện pháp cách ly trên tài khoản mạng xã hội.

Ông Onyx Lorenzoni, một đồng minh thân cận của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, nói nhờ có thuốc chống sốt rét (loại thuốc được ông Bolsonaro ca ngợi trên mạng xã hội và trong các sự kiện tập trung đông người), ông đã chỉ gặp những triệu chứng tương đối nhẹ.

"Tôi cũng đã cảm thấy những tác dụng tích cực", vị bộ trưởng này viết như vậy trên Twitter về chế độ điều trị với thuốc chloroquine cùng azithromycin và ivermectin.

Theo số liệu công bố ngày 20-7 của Bộ Y tế Brazil, tới nay nước này có hơn 80.000 người chết vì COVID-19 trong tổng số hơn 2,1 triệu ca bệnh.

Ngoài hai bộ trưởng, cố vấn an ninh quốc gia Augusto Heleno của Tổng thống Bolsonaro và một bộ trưởng khác là Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Bento Albuquerque cũng đã bị COVID-19 trước đó.

COVID-19 ngày 21-7: Thêm 2 bộ trưởng Brazil dương tính corona, châu Âu đề xuất cứu trợ 750 tỉ euro - Ảnh 2.
Tổng thống Brazil, ông Jair Bolsonaro, trong lễ hạ cờ tại Cung điện Alvorada ở thủ đô Brasilia, Brazil ngày 20-7-2020. Ảnh: REUTERS

* Châu Âu đề xuất chi 750 tỉ euro cứu trợ COVID-19

Theo bản đề xuất nộp lên các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) chiều 20-7, gói cứu trợ kinh tế nhằm đưa châu lục này vượt qua khủng hoảng dịch bệnh gồm 390 tỉ euro (446 tỷ USD) tiền trợ cấp và 360 tỉ euro (412 tỷ USD) các khoản vay.

Số liệu này đã có thay đổi so với mức đề xuất ban đầu của Ủy ban châu Âu là 500 tỉ euro trợ cấp và 250 tỉ euro các khoản vay.

Đây là sự đồng thuận cơ bản đạt được sau bốn ngày thảo luận gay gắt về gói cứu trợ. Trong dự kiến, việc mỗi nước thành viên có kế hoạch chi tiêu khoản cứu trợ này ra sao cũng sẽ phải nhận được sự đồng ý của đa số chính phủ các nước EU.

* WHO cảnh báo dịch lây lan ở châu Phi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20-7 báo động về tình trạng lây lan của dịch COVID-19 tại châu Phi, cảnh báo số liệu thống kê dịch tăng ở Nam Phi có thể là "điềm gở" báo trước việc bùng lên các ổ dịch tại châu lục này.

"Tôi rất lo ngại khi ngay lúc này chúng ta bắt đầu chứng kiến sự tăng nhanh của dịch bệnh tại châu Phi", ông Michael Ryan, người phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO, phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến.

Cho mãi tới gần đây, châu Phi vẫn duy trì được trạng thái ổn định, ít tổn thương trước dịch bệnh nếu so với mức độ gia tăng tại nhiều khu vực khác trên thế giới.

Với hơn 15.000 người chết và gần 725.000 ca nhiễm, châu Phi vẫn là châu lục bị ảnh hưởng ít thứ hai, sau châu Đại Dương.

Tuy nhiên tình hình đã bắt đầu đáng lo hơn, nhất là tại Nam Phi. Chỉ trong cuối tuần qua, quốc gia này chứng kiến số người chết bệnh vượt 5.000 ca và đã có hơn 350.000 ca nhiễm. Tới nay Nam Phi là quốc gia bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nặng nhất châu Phi.

Ông Ryan cũng nói dịch bệnh xảy ra ở Nam Phi sớm hơn một số nước khác cùng châu lục. Ban đầu dịch bùng lên ở những khu vực giàu có, nhưng giờ đã chuyển tới những vùng nghèo hơn và khu vực nông thôn.


Một quân nhân Nam Phi đang nói với một người đàn ông trong khoảng thời gian thực hiện giới nghiêm ban đêm tại Johannesburg, Nam Phi ngày 13-7-2020. Ảnh: REUTERS

Thống kê theo thời gian thực của trang Worldometers lúc 6h sáng nay 21-7 giờ Việt Nam, toàn thế giới có 14.831.881 ca bệnh, trong đó 612.264 người đã chết và 8.888.688 người đã khỏi.

Mỹ, Brazil và Ấn Độ vẫn là 3 nước dẫn đầu về số ca bệnh với lần lượt là 3.957.432 ca, 2.118.646 ca, và 1.154.917 ca. Tổng số người chết vì COVID-19 của ba nước này tới nay là: 143.733 người, 80.120 người, và 28.099 người.

D. KIM THOA

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98