Đà hồi phục kinh tế Mỹ nguy cơ sụp đổ

02/07/2020 08:09
02-07-2020 08:09:51+07:00

Đà hồi phục kinh tế Mỹ nguy cơ sụp đổ

Chi tiêu thẻ tín dụng và ghi nợ giảm hầu hết bang, việc sa thải, đóng cửa kinh doanh xuất hiện lại cho thấy đà hồi phục kinh tế Mỹ nguy cơ chững lại, thậm chí đi lùi.

Sau nhiều tuần bị đình trệ do đại dịch, giai đoạn giữa tháng 4 đến tháng 6, nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu hồi phục nhanh hơn nhiều nhà kinh tế dự kiến. Điều này nhờ tỷ lệ lây nhiễm ổn định hoặc giảm trên nhiều tiểu bang và chính phủ liên bang đã bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế. Các tiểu bang bắt đầu mở cửa trở lại. Khách hàng tăng chi tiêu và những nhà tuyển dụng rục rịch thuê lại người lao động.

Nhưng cuối tháng 5, đầu tháng 6, có những dấu hiệu cho thấy tốc độ phục hồi bắt đầu chậm lại, ngay cả trước khi đợt dương tính mới bùng phát gần đây tại các tiểu bang nới lỏng giới hạn những cuộc tụ họp đông người. Vài tuần qua, khi số ca nhiễm tăng nhanh trở lại, dữ liệu cho thấy nền kinh tế lần nữa đi lùi khi dịch bệnh khiến người tiêu dùng sợ hãi.

Đăng tuyển công việc mới trên nền tảng việc làm ZipRecbeaner đã giảm vào tháng 6 sau khi tăng mạnh tháng 5/2020. Dữ liệu về mở doanh nghiệp nhỏ và việc làm từ Homebase - nơi cung cấp phần mềm theo dõi thời gian và lịch trình cho các doanh nghiệp cũng cho thấy việc làm và mở cửa kinh doanh trở nên tệ hơn trong tuần qua, sau khi lên cao điểm trong tháng 6.

Các tiểu bang đang "chìm" trong đại dịch, như Texas, bắt đầu thấy sa thải và đóng cửa kinh doanh ngay cả trước khi các quan chức ra hạn chế đối với hoạt động kinh tế, chẳng hạn như đóng cửa các quán bar.

Dữ liệu được Safegraph phân tích từ Viện Doanh nghiệp Mỹ tại Washington cho biết, lưu lượng khách lui tới các điểm bán lẻ và doanh nghiệp khác đã giảm trong tuần thứ ba của tháng 6 tại Houston, Orlando, Jacksonville, Phoenix và những thành phố lớn khác trên khắp các bang miền nam - nơi có số ca dương tính Covid-19 tăng vọt.

Trong khi đó, dữ liệu từ 40 triệu hộ gia đình của công ty tài chính Commerce Signals cho thấy, sau nhiều tuần cải thiện, chi tiêu thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đã giảm vào cuối tháng 5 tại hầu hết bang.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo sau là Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tại nhà trắng. Ảnh: NYT

Đây là những điều các nhà kinh tế học đã sợ hãi và là diễn biến chẳng được mong đợi so với lời hứa phục hồi thần tốc mà ông Trump đã tuyên bố hồi tháng 6/2020. Cục Dự trữ Liên bang đã cảnh báo công khai rằng, sự phục hồi rất mong manh và phụ thuộc nhiều vào sức khỏe cộng đồng.

"Con đường phục hồi nền kinh tế là không chắc chắn và sẽ phụ thuộc phần lớn vào thành công của chúng ta trong việc ngăn chặn virus", Chủ tịch Fed Jerome H. Powell nói với một ủy ban Hạ viện hôm thứ ba (30/6). "Một sự phục hồi hoàn toàn là không thể xảy ra cho đến khi mọi người tự tin đã an toàn khi tham gia lại vào một loạt hoạt động", ông nói thêm.

Sự phục hồi trong vài tháng tiếp theo vẫn sẽ ghập nghềnh ngay cả khi mức độ lây lan virus giảm. Mất việc đã chậm lại nhưng vẫn ở mức cao hơn bất kỳ cuộc suy thoái nào trước đây. Ngày càng nhiều người lao động nói rằng họ đã bị sa thải vĩnh viễn, thay vì ngưng việc.

Một phần đáng kể của các doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa mở cửa trở lại, ngay cả khi các bang ngày càng dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động của họ, cho thấy một số có thể bị đóng cửa. Bằng nhiều biện pháp, hoạt động kinh doanh và việc làm vẫn giảm một phần tư hoặc nhiều hơn so với mức trước khủng hoảng.

Khi nói đến sự phục hồi, "virus là ông chủ quyết định, chứ không phải thống đốc, thị trưởng hay tổng thống", ông Austan Goolsbee, một nhà kinh tế hàng đầu của thời Barack Obama nói. Ông là tác giả của một nghiên cứu gần đây cho thấy sợ hãi lây nhiễm - chứ không phải chính sách đóng cửa kinh tế của chính phủ, đã thúc đẩy gần như tất cả sự co lại trong hoạt động kinh tế vào mùa xuân này.

Tương tự, nghiên cứu do giáo sư Goolsbee tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Chicago dẫn dắt, cho biết có hơn một phần mười sự sụt giảm việc đi lại làm ăn là do chính sự cách ly xã hội. Vào tháng 5/2020, khi nhiều nơi bắt đầu dỡ bỏ hạn chế thì một phần lưu lượng vẫn không phục hồi. Nhóm nghiên cứu nói rằng, các chính quyền vẫn sẽ không tránh được một cú sốc kinh tế tiếp theo nếu dịch bùng phát, dù cho không đóng cửa hoạt động kinh doanh. Bởi lẽ, chính người tiêu dùng sẽ tự đưa ra quyết định của họ.

Khi các ca nhiễm Covid-19 bắt đầu gia tăng vào đầu năm nay, nhiều nhà kinh tế hy vọng rằng, với bộ chính sách phù hợp, Mỹ có thể tránh được thiệt hại kinh tế lâu dài. Ý tưởng cơ bản là bơm hàng nghìn tỷ USD hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp để duy trì nền kinh tế cho đến khi đại dịch qua đi.

Có những tín hiệu cho thấy những nỗ lực đó có ít nhất một phần thành công. Gần một phần ba số người mất việc trong đại dịch đã quay trở lại làm việc, theo một cuộc thăm dò được New York Times ủy quyền SurveyMonkey thực hiện đầu tháng 6/2020. Nhưng vẫn còn gần một nửa trong số những người mất việc chưa có việc làm, không có triển vọng đi làm lại ngay.

"Làm thế nào chúng ta có thể phục hồi khi hàng triệu người thất nghiệp vĩnh viễn?" John Singh, một người trả lời khảo sát ở Los Angeles, hỏi. Đáp viên này đã bị đuổi việc khỏi một tập đoàn lớn và vừa tìm được việc mới.

Homebase cho biết trong một báo cáo trong tuần này, dự đoán có tới 20% các doanh nghiệp nhỏ sẽ đóng cửa vĩnh viễn trong cuộc khủng hoảng. Dữ liệu từ Kronos - nơi cung cấp phần mềm quản lý thời gian và các dịch vụ liên quan, phản ánh tương tự.

Số ca làm việc của khoảng 30.000 khách hàng công ty của họ ở Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ từ giữa tháng 4 nhưng vẫn giảm 15% so với trước khủng hoảng. Bây giờ, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại ở Georgia cùng một số tiểu bang mở cửa sớm khác, và giảm mạnh ở Nam Carolina, Florida kể từ đầu tháng 6. "Đây là những gì chứng minh việc phục hồi hoàn toàn sẽ mất nhiều thời gian hơn", Dave Gilbertson, Phó chủ tịch chiến lược và điều hành tại Kronos, nói.

Melissa S. Kearney, một nhà kinh tế của Đại học Maryland đã cảnh báo hôm tháng 6 rằng, sự phục hồi có thể bị đình trệ nếu quốc hội không duy trì sự hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Các thượng nghị sĩ đã sẵn sàng rời khỏi Washington trong tuần này, trở lại vào giữa tháng 7, với các cuộc đàm phán về một dự luật viện trợ kinh tế mới vẫn còn trong giai đoạn đầu.

Phiên An

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98