Đầu tư công - Từ kỳ vọng thành thất vọng

07/07/2020 10:03
07-07-2020 10:03:45+07:00

Đầu tư công - Từ kỳ vọng thành thất vọng

Đầu tư công được kỳ vọng giúp kinh tế chống đỡ một phần tác động của Covid-19, nhưng kết quả thực tế thậm chí còn thấp hơn cùng kỳ.

* Còn hơn 49.000 tỷ vốn đầu tư công vay nước ngoài chờ giải ngân

* Cương quyết với các dự án đầu tư công chậm giải ngân

Tác động của đại dịch khiến kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều kỷ lục, nhưng là những kỷ lục thấp nhất. Nguyên nhân, theo các chuyên gia, phần lớn do sự đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu trên toàn cầu. Tuy nhiên, con số tăng trưởng thấp một phần còn do những "trụ cột" thay thế như đầu tư công không đạt như kỳ vọng.

Tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách trong năm 2020 dự kiến gần 700.000 tỷ đồng, gồm 470.600 tỷ trong dự toán năm và 225.200 tỷ đồng chuyển tiếp từ năm 2019. Tuy nhiên, sau 6 tháng, con số thực hiện mới đạt khoảng 154.400 tỷ đồng.

Mức tăng so với cùng kỳ là cao nhất trong giai đoạn 5 năm, nhưng nếu so với dự toán năm, tỷ lệ hoàn thành chỉ hơn 33%, mức thấp nhất từ năm 2007. Nếu so với kỳ vọng cho cả năm, bao gồm cả dự toán và vốn chuyển tiếp, 6 tháng mới hoàn thành hơn 22% kế hoạch.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công thực tế là vấn đề không mới và đã tái diễn trong nhiều năm. Lý do được đưa ra tại các hội nghị vẫn luôn là vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, sự lúng túng trong việc áp dụng chính sách, cơ chế chỉ định thầu cho tới tình trạng "trên nóng, dưới lạnh". Để giải quyết, quyết tâm của Chính phủ cũng được thể hiện qua nhiều văn bản đốc thúc hay việc "áp KPI" cho lãnh đạo các địa phương. Nhưng thực tế, bài toán này vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng.

Như tại Hà Nội, nhiều dự án xây dựng và mở rộng các tuyến đường như Văn Cao - Hồ Tây, Ngọc Hồi - Văn Điển, Hoàng Cầu - Voi Phục đã qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa thể hoàn thành. Hay như vốn ODA, nửa đầu năm nay chỉ 16 tỉnh, thành giải ngân được 10% vốn ODA, một tỉnh đạt tỷ lệ 15%, thậm chí có địa phương không giải ngân được đồng vốn nào. Là cấu phần quan trọng trong mục tiêu giải ngân 30 tỷ USD vốn đầu tư công nhưng đến nay, nhiều Bộ, ngành đang xin trả lại vốn vì không thể giải ngân.

"Đó là một lời cảnh tỉnh", TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nói với chúng tôi. Theo chuyên gia này, tăng trưởng từ nay đến cuối năm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư công. Vấn đề này càng quan trọng hơn khi diễn biến đại dịch phức tạp trở lại gần đây, khiến triển vọng phục hồi của hoạt động xuất - nhập khẩu trở thành biến số không chắc chắn.

"Khi các động lực tăng trưởng bên ngoài như xuất nhập khẩu hay dòng vốn đầu tư bị gián đoạn, nội lực trong nước như đầu tư công sẽ là giải pháp thay thế hiệu quả nhất. Nếu làm tốt, GDP năm nay có thể đạt ngưỡng 5%. Tuy nhiên chúng ta phải có giải pháp thực sự quyết liệt", ông Thế Anh nhận xét.

Việc chậm giải ngân dòng vốn này, theo một số chuyên gia, sẽ gây ra nhiều hệ quả, trong đó tác động lớn nhất là ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

Ngay từ đầu năm, khi những dự báo kinh tế có thể chịu đòn giáng mạnh do đại dịch, đầu tư công đã được nhắc đến như một giải pháp tích cực nhất thay thế cho các trụ cột tăng trưởng chịu ảnh hưởng.

"Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công là giải pháp cấp bách và hiệu quả nhất để kích thích nền kinh tế", SSI Research nhận xét trong báo cáo giữa tháng 3 khi Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp. Theo nhóm phân tích, Việt Nam khó đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay, nhưng sẽ được bù đắp khi hàng loạt dự án hạ tầng bằng vốn đầu tư công bắt đầu lan tỏa sang các thành phần kinh tế.

Agriseco nhận xét, đầu tư công là "công cụ phù hợp nhất với bối cảnh hiện tại". Lý do là nguồn vốn này tác động trực tiếp lên nhiều lĩnh vực như xây dựng, hạ tầng, vật liệu xây dựng, và gián tiếp lên các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra, đầu tư công còn là giải pháp bù đắp sự thiếu hụt của dòng vốn tư nhân và FDI.

Tuy nhiên, từ kỳ vọng tích cực đầu năm, những số liệu sau 6 tháng đang cho thấy kịch bản tương tự những năm trước, khi nút thắt giải ngân vẫn chưa được xử lý.

Bên cạnh tác động về mặt kinh tế, chậm vốn đầu tư công còn kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác tại những dự án. Việc chậm giải ngân cũng gây lãng phí lớn khi Chính phủ phải trả chi phí vốn cho nguồn tiền chưa được sử dụng.

Các dự án chậm trễ cũng khiến chi phí quản lý tăng, lãi trái phiếu vẫn phải trả và giảm hiệu quả đầu tư, chưa nói đến các hậu quả không đạt về lợi ích xã hội. Doanh nghiệp, chủ đầu tư cũng phải gánh chi phí bị đội lên, việc làm giảm đi, nợ nần tăng thêm. Những tác động này khiến kỳ vọng ban đầu trở thành những thách thức, thậm chí là áp lực cho tăng trưởng.

Minh Sơn

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...

Ba mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá hơn 940 tỷ đồng, gấp hàng trăm lần giá khởi điểm

Ba mỏ cát tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa được đấu giá với tổng số tiền trúng vượt 940 tỷ đồng, cao gấp hàng trăm lần so với mức giá khởi điểm ban đầu.

TPHCM, Hà Nội báo cáo tiến độ loạt dự án trọng điểm

TPHCM và Hà Nội đang đẩy mạnh thi công nhiều công trình hạ tầng lớn, trong đó Vành đai 4 vùng Thủ đô đạt gần 99% giải phóng mặt bằng, còn Vành đai 3 TPHCM đã hoàn...

Liên danh của Tập đoàn Phương Trang trúng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12,000 tỷ

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP)...

Liên danh có Tập đoàn Phương Trang trúng thầu dự án đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Liên danh gồm Tập đoàn Phương Trang với 2 doanh nghiệp trúng thầu đầu tư xây dựng đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương với giá trị gần 11.924 tỉ đồng.

Giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2025, giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 264,800 tỷ đồng, bằng 32.06% kế hoạch và cao hơn cả về tỷ lệ lẫn giá trị tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2024.

Khởi công siêu dự án 44,000 tỷ ở Đà Nẵng

Sáng 22/06, Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân chính thức được khởi công tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Phó Thủ tướng Thường trực Chính...

Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Khu thương mại tự do

Sáng 22/06, lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng đã được tổ chức long trọng, với sự tham dự của...

Quyết sách quan trọng của tỉnh Đồng Nai để phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực sẽ hiến kế giúp tỉnh Đồng Nai phát triển kinh tế-xã hội theo đúng mục tiêu đề ra.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98