Đề xuất nới lỏng điều kiện hưởng gói 62.000 tỷ đồng

02/07/2020 13:28
02-07-2020 13:28:49+07:00

Đề xuất nới lỏng điều kiện hưởng gói 62.000 tỷ đồng

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 42 theo hướng giảm bớt thủ tục chứng minh tài chính của doanh nghiệp.

* Đề xuất hỗ trợ hơn 89.000 lao động tự do mất việc

Nếu đề xuất trên được thông qua, doanh nghiệp sẽ dễ tiếp cận hơn với gói tín dụng 16.000 tỷ đồng, vay để trả lương ngừng việc cho lao động. Đây là một trong những chính sách thuộc gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng có hiệu lực từ cuối tháng 4 năm nay.

Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn nên doanh nghiệp có thể vay tại nhà băng này với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động trong bối cảnh khó khăn, ảnh hưởng Covid-19.

Nghị quyết 42 và hướng dẫn từ Quyết định 15 quy định, doanh nghiệp muốn vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội để trả lương người lao động phải đáp ứng các tiêu chí: Có từ 20 % hoặc 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên. Ngoài ra, doanh nghiệp đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong thời gian từ 1/4 đến hết 30/6/2020.

Cùng với đó, doanh nghiệp phải thuộc dạng gặp khó khăn tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc và đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả cho người lao động ngừng việc. Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đến hết năm 2019.

Dệt may là một trong những ngành sản xuất "điêu đứng" vì Covid-19 khi có khoảng 5 triệu công nhân bị ảnh hưởng. Ảnh: Ngọc Thành.

Tuy nhiên, các tiêu chí trên được cho là quá khắt khe nên đến thời điểm này, những doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 gần như chưa tiếp cận được gói tín dụng trên. Đến 20/6, Cổng dịch vụ công quốc gia tiếp nhận 2 hồ sơ doanh nghiệp đề nghị được vay vốn để trả lương cho người lao động, song bị từ chối vì không được bảo hiểm xã hội xác nhận. Hiện chưa có hồ sơ nào được giải ngân, trong khi theo dự kiến ban đầu, số tiền cho vay là 16.000 tỷ đồng hỗ trợ cho khoảng 3 triệu lao động.

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp rất e ngại ảnh hưởng tới sản xuất khi phải chứng minh tình hình tài chính lúc lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp cũng không chứng minh về việc "không có doanh thu hoặc nguồn tài chính để trả lương", bởi dù gặp khó khăn về đơn hàng, nhiều công ty vẫn cố gắng duy trì sản xuất với số lượng lao động ít. Nhiều mẫu Báo cáo tài chính phức tạp nên việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ của cơ quan nhà nước chưa thống nhất gây khó cho doanh nghiệp lập hồ sơ.

Không ít doanh nghiệp cho rằng gói an sinh 62.000 tỷ kịp thời nhưng các điều kiện để nhận được hỗ trợ quá khắt khe và doanh nghiệp vẫn đang cố cầm cự qua cơn "bĩ cực".

Theo bà Nguyễn Hoài Thu, Phó giám đốc Saigontourist, du lịch quốc tế và đưa người Việt Nam ra nước ngoài chưa mở cửa, trong khi đây lại là nguồn thu chính của các công ty du lịch. Doanh nghiệp này hiện vẫn cố giữ nguồn lực, chưa cắt giảm nhân sự. Nhưng đến cuối tháng 6, nguồn tích lũy đã cạn dần và công ty đang rà soát lại lao động để có những biện pháp mới trong những tháng tiếp theo.

Đại diện Hanoitourist, ông Đỗ Anh Tuấn cũng thông tin, nửa năm trôi qua doanh thu đơn vị này là 93 tỷ đồng, chỉ đạt 9% kế hoạch năm. Lượng khách lưu trú giảm 39% và công suất phòng giảm 43% so với cùng kỳ năm 2019. "Chúng tôi đã bố trí cho lao động nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, ứng dụng công nghệ vào kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp nhưng vẫn rất khó khăn", ông Tuấn nói.

Thống kê đến tháng 6 của Cục Việc làm, 1,4 triệu người đã mất việc. Lao động khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng lớn nhất với 17%, tiếp đến là công nghiệp, nông, lâm và thủy sản. Một số doanh nghiệp lớn như PouYuen Việt Nam đã cắt giảm 3.000 lao động; Dệt may Huê Phong, Công ty Gỗ Woodworth Wooden đã lên kế hoạch cắt giảm hơn 2.000 công nhân do số lượng đơn hàng giảm 50%.

Trước đó ngày 10/4, Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn vì Covid-19. Khoảng 20 triệu người yếu thế bị ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được nhận hỗ trợ của gói 62.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng, gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 13.000-14.000 tỷ từ ngân sách địa phương.

Ngoài ra, còn nguồn hỗ trợ gián tiếp qua việc cho phép doanh nghiệp phải giảm 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất trong 12 tháng.

Hoàng Phương

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tiểu thương thời công nghệ: Biến rào cản tâm lý thành cơ hội tiếp cận vốn

Khi áp dụng Nghị định 70 và phát hành hóa đơn điện tử, hộ kinh doanh cá thể sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng, vì các ngân hàng có cơ sở đánh giá tài chính rõ ràng...

TP.HCM lập đường dây nóng hỗ trợ 24/7 hộ kinh doanh kê khai thuế

Trước những lo ngại của hộ kinh doanh về công nghệ khi áp dụng hóa đơn điện tử, ngành thuế TP.HCM đã cam kết đồng hành, lập đường dây nóng và tổ hỗ trợ lưu động kịp...

Vì sao hộ kinh doanh phải nộp thuế trên doanh thu thay vì lợi nhuận?

Việc thu thuế hộ kinh doanh theo doanh thu thay vì lợi nhuận xuất phát từ thực tế đa số hộ kinh doanh không có hệ thống kế toán, khó xác định chi phí và lãi ròng.

Sàn thương mại điện tử sẽ kê khai, nộp thuế thay người bán từ ngày 1/7/2025

Theo Nghị định mà Chính phủ mới ban hành, từ ngày 1/7/2025, các sàn thương mại điện tử và nền tảng số sẽ phải khấu trừ, kê khai và nộp thay thuế VAT, thu nhập cá...

Ngành thuế sẽ triển khai các đề án chống thất thu thuế từ các lĩnh vực bất động sản và thương mại điện tử

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành thuế đặt ra trong thời gian tới là triển khai các đề án như chống thất thu từ hộ kinh doanh, cá nhân thu nhập cao, lĩnh...

Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

Hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử có trách nhiệm kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài...

Bộ Tài chính: Mức thuế bình quân của hộ kê khai gấp 7 lần hộ khoán

Bộ Tài chính cho rằng tồn tại tình trạng bất công nghiêm trọng khi mức thuế bình quân của hộ kê khai cao hơn tới 7 lần so với hộ khoán.

Đi vệ sinh mất 6.000 đồng cũng phải xuất hóa đơn: Là điều bắt buộc nhưng có bất cập

Với dịch vụ kinh doanh dịch vụ vệ sinh, gửi xe, doanh nghiệp phải xuất hàng trăm đến cả nghìn hóa đơn mỗi ngày. Vậy, giải pháp nào để giảm gánh nặng tuân thủ, giảm...

Một quán cháo lãi 70-80 triệu đồng/tháng vẫn đóng thuế khoán là chưa sòng phẳng!

Mọi thủ tục đăng ký lên doanh nghiệp cần nhà nước hỗ trợ toàn bộ; vấn đề khai thuế - địa phương sẽ lập quỹ thuê đơn vị kế toán làm giúp vài năm đầu.

Từ 01/01/2026: Hộ kinh doanh không còn thuế khoán – cơ hội và thách thức mới

Ngày 17/05/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Một trong những nội dung trọng tâm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98