Đường 'lạ' nhập từ Trung Quốc tăng đột biến

03/07/2020 21:28
03-07-2020 21:28:28+07:00

Đường 'lạ' nhập từ Trung Quốc tăng đột biến

Loại đường nhập khẩu vào Việt Nam nhiều năm này là đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô, xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc bị cáo buộc phá giá, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong nước.

Đường 'lạ' nhập từ Trung Quốc tăng đột biến
Đường lỏng nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc được rao bán chủ yếu trên các trang mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử.

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Vụ việc được khởi xướng dựa trên hồ sơ yêu cầu do đại diện ngành sản xuất đường tinh luyện trong nước nộp vào ngày 21-5-2020.

Ngành sản xuất đường tinh luyện trong nước đã cáo buộc các sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất đường tinh luyện trong nước.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng đường lỏng nhập khẩu đã tăng liên tục trong thời gian qua. Từ 82.000 tấn năm 2017 đã tăng lên 150.000 tấn năm 2018, đến năm 2019 tiếp tục tăng lên 190.000 tấn.

Đường lỏng nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc được rao bán chủ yếu trên các trang mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử.

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc.

Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi gây hại này. Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc.

QUANG HUY

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nghịch lý xuất khẩu cà phê, hồ tiêu

Cà phê Robusta và hồ tiêu là 2 mặt hàng xuất khẩu Việt Nam dẫn đầu thế giới nhưng thị phần lại đang rơi vào tay nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Vì sao giá cà phê tăng phi mã?

Giá cà phê Robusta nội địa lên đến 92.000 đồng/kg là ngoài dự đoán của các chuyên gia.

Thủ tướng kỳ vọng đột phá hợp tác kinh tế nông nghiệp với New Zealand

Sáng 10/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm PFR New Zealand - trung tâm nghiên cứu thúc đẩy sự phát triển của ngành cây trồng, thực phẩm… thông qua việc thương mại...

Vì sao giá lúa gạo giảm?

Với giá lúa hiện nay người dân có lãi khoảng 60% theo giá thành sản xuất mà Hiệp hội Tài chính đã công bố (khoảng 4.000 đồng/kg). Thực tế, giá lúa đã giảm trên nền...

Giá cà phê vượt 90.000 đồng/kg, mức cao chưa từng có

Giá cà phê hôm nay (8/3) tiếp tục tăng cao từ 1.800 - 2.300 đồng/kg, vượt mốc 90.000 đồng/kg, mức cao chưa từng có. Điều này giúp nông dân phấn khởi khi có vụ thu...

Giá cà phê liên tục lập kỷ lục, nông dân ngủ mơ cũng thấy cà phê tăng giá

Giá cà phê trong nước đã liên tục lập kỷ lục đến nỗi dân trong ngành phải thốt lên “cứ mở mắt thấy cà phê tăng giá”.

Xuất khẩu gạo: Định vị thương hiệu để nâng giá trị tại thị trường quốc tế

Mặc dù gạo Việt Nam đã xuất khẩu được vào một số thị trường khó tính trên thế giới nhưng để trở thành thương hiệu mạnh và nói đến gạo là nghĩ ngay đến Việt Nam thì...

Nhu cầu chăm bón cho lúa ở mức thấp khiến giá phân bón giảm nhẹ

Với nhu cầu chăm bón cho lúa vẫn ở mức thấp nên giá ure được các thương nhân và đại lý chào bán giảm nhẹ từ 50-100 đồng/kg so với tuần trước.

Giá cà phê cao kỷ lục, nông dân thắng lớn

Những ngày này, người trồng cà phê khắp cả nước rất phấn khởi bởi mức giá của mặt hàng này cao kỷ lục, hơn 80.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước...

Vinafood 1: Giá lúa hiện nay giảm thì người dân vẫn có lãi khoảng 60%

Từ giữa tháng 1 tới nay, giá lúa giảm xuống mức 7,300-7,800 đồng/kg, nhưng vẫn cao hơn so với các vụ trước và người dân vẫn có lãi khoảng 60%, theo giá thành sản...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98