Giá vàng sẽ lập 'đỉnh' mới năm 2022?

03/07/2020 13:26
03-07-2020 13:26:41+07:00

Giá vàng sẽ lập 'đỉnh' mới năm 2022?

Hiện đã có quá nhiều nhận định về diễn biến và dự báo về giá vàng - thậm chí còn cập nhật theo ngày, giờ, khiến nhà đầu tư kể cả chuyên nghiệp đôi khi cũng '"rối".

“Chu kỳ” để vàng chuyển từ “đỉnh” này sang “đỉnh” khác trong mấy chục năm qua là khoảng 10 năm (1991, 2001, 2012). Ảnh: Ngọc Dương

Nhìn tổng quát, giá vàng lập đỉnh 49 triệu đồng/lượng vào năm 2012, sau đó giảm dần xuống đáy 35 triệu đồng/lượng, rồi nằm ở đây mấy năm liền và nhích dần lên. Bắt đầu từ năm 2019, vàng bước vào “thời” của mình.

Tăng gấp 4 lần lãi suất tiết kiệm

Chỉ trong một năm rưỡi qua, giá vàng đã tăng tới 38% - cao gấp 4 lần mức lãi suất gửi tiết kiệm, không có kênh đầu tư nào địch được với vàng trong cùng thời gian. “Chu kỳ” để vàng chuyển từ “đỉnh” này sang “đỉnh” khác trong mấy chục năm qua là khoảng 10 năm (1991, 2001, 2012).

Nếu “chu kỳ” trên được lặp lại, thì “đỉnh” mới sẽ rơi vào năm 2022. Điều đó có nghĩa là giá vàng hiện nay chưa phải là “đỉnh”, vẫn nằm trong xu hướng tăng để tiến tới đỉnh mới. Dự đoán này không chỉ xét theo chu kỳ trong quá khứ, mà còn xét theo thực tế khi lãi suất của nhiều nền kinh tế lớn đã ở mức thực âm. Số tiền đưa ra khủng (có dự đoán lên đến mười mấy nghìn tỷ USD, bằng 20% tổng GDP của toàn thế giới, tương đương với quy mô GDP của Trung Quốc và chỉ thua GDP của Mỹ - là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới) làm cho tiền xuống giá. Trong bối cảnh đó, vàng được quan tâm nhiều nhất - vừa là nơi trú ẩn, vừa là kênh đầu tư.

Tuy nhiên, cũng không nên lao vào vàng theo nhiều dự đoán khủng (80, 83, gần đây là 277 triệu đồng/lượng) để tránh lặp lại “cú” từ 49 triệu đồng xuống 35 triệu đồng/lượng trước đây. Cú trượt dốc này thực tế đã khiến không ít người vay đầu tư đã trở về với cái máng lợn hoặc đang ở “nhà đá”. Chưa kể, xu hướng tăng/giảm của giá vàng kỳ này khác với các thời kỳ trước và khác với thông thường.

Trước đây, hầu như không có lướt sóng, nên giá vàng thường chỉ tăng/giảm một chiều. Nay do có tình trạng lướt sóng, việc tăng/giảm giá diễn ra hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Thế nên rất khó dự đoán “đỉnh” và “đáy” để nhà đầu tư đón lõng mà mua vào hay bán ra. Hơn nữa còn có chênh lệch giữa bán và mua vàng của các cửa hàng vàng, nếu nhà đầu tư không cẩn trọng, khéo léo thì chẳng có lãi, thậm chí bị lỗ trong vòng đầu tư sau.

Việc định giá và chênh lệch giữa giá bán và giá mua của các cửa hàng, một mặt thể hiện dự đoán của họ (thường giỏi hơn các nhà đầu tư), mặt khác còn nhằm “câu” việc mua vào hay bán ra của các nhà đầu tư. Nếu chênh lệch ít và giảm - tức là cửa hàng dự đoán giá vàng sẽ không tăng cao, sẽ là đứng, thậm chí là giảm - có ý khuyến khích nhà đầu tư bán ra, thì nhà đầu tư nên bán ra. Nếu chênh lệch cao và tăng - tức là cửa hàng dự đoán giá vàng sẽ tăng tiếp và tăng cao - có ý khuyến khích nhà đầu tư mua vào, thì nhà đầu tư nên mua vào.

Quy luật tăng - giảm bị phá vỡ

Trên thế giới, nếu trước đây giá USD giảm thì giá vàng (do tính bằng USD) sẽ tăng và ngược lại. Nay khi giá USD tăng thì giá vàng cũng tăng và giá USD giảm thì giá vàng cũng vẫn tăng. Có lẽ trong tình hình tài chính thế giới hiện nay, không chỉ có vàng mà cả USD cũng là nơi trú ẩn hoặc là kênh đầu tư được lựa chọn. Ở trong nước, giá vàng tính bằng VND còn phụ thuộc vào tỷ giá VND/USD, nên giá vàng trong nước tính bằng VND sẽ tăng “kép” - vừa tăng khi tính bằng USD, vừa tăng do tỷ giá VND/USD tăng. Rất may là tỷ giá VND/USD năm 2019 giảm 0,77% sau 1 năm, sau 6 tháng đầu năm 2020 chỉ tăng 0,47%, tính bình quân 6 tháng chỉ tăng 0,12%, nên giá vàng ở trong nước tính bằng VND không bị “lồng” lên.

Một điểm khác cần quan tâm khi đầu tư vào vàng hiện nay là chênh lệch giữa giá vàng thế giới tính đổi sang VND (theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước) và giá vàng ở trong nước. Trước đây, chênh lệch lên đến 5 - 6 triệu đồng/lượng (bằng trên 10% giá bán) thì nay đã giảm xuống chỉ còn dưới 1 triệu đồng/lượng; nếu tính cả thuế, phí thì còn thấp nữa. Đến hôm qua, chênh lệch chỉ còn khoảng 100.000 đồng/lượng. Điều đó sẽ làm cho kim ngạch và chênh lệch xuất/nhập khẩu vàng tăng hoặc giảm. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất/nhập khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm (không tách riêng được vàng) năm 2018 xuất 627,4 triệu USD, nhập 692,5 triệu USD, chênh lệch nhập nhiều hơn xuất là 65,1 triệu USD; năm 2019, xuất 2.078 triệu USD, nhập 762,5 triệu USD, xuất nhiều hơn nhập 1.315,5 triệu USD; tính từ đầu năm 2020 đến 15.6, xuất 680,1 triệu USD, nhập 236,2 triệu USD, xuất nhiều hơn nhập 443,9 triệu USD.

Một điểm nữa là nếu trước đây giá vàng tăng thì chứng khoán giảm và ngược lại, thì nay chứng khoán tăng nhưng vàng vẫn tăng, chứng khoán giảm thì vàng tăng.

Đáng lưu ý nữa là giá vàng 1 chỉ, 2 chỉ… đơn giá cao hơn loại 1 lượng, 5 lượng, 1 cân - không phải vì chế tác mà còn vì lượng mua đó phù hợp với nhiều người mua nhỏ lẻ (dễ mua, dễ bán)…

Tuy có nhiều điểm khác trước, nhưng giá vàng đang trong xu hướng tăng - hiện chưa đến đỉnh, có thể năm sau hay năm sau nữa. Mặc dù vậy, không thể dự đoán khủng bởi có thể sẽ có tác hại khủng - có thể năm nay không vượt quá 60 triệu đồng/lượng.

Hiểu Minh

Thanh niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cân nhắc giảm giá tham chiếu trong các phiên đấu thầu vàng tiếp theo?

Số lượng vàng đấu thầu được và giá trúng thầu quá cao, do đó khó có thể kéo giảm giá vàng trong nước trên thị trường xuống.

3,400 lượng vàng đã trúng thầu, giá đấu cao nhất 81.33 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo kết quả đấu thầu vàng miếng sáng ngày 23/04/2024.

Thanh niên Hàn Quốc đổ xô mua vàng từ máy bán tự động

Cơn sốt vàng ở Hàn Quốc đang lan sang giới trẻ, những người có ngân sách hạn chế nhưng có thể dễ dàng mua các miếng vàng nhỏ từ máy bán vàng tự động.

Vàng thế giới giảm hơn 2%, rớt mốc 2,330 USD

Giá vàng giảm hơn 2% xuống mức thấp nhất trong 1 tuần vào ngày thứ Hai (22/04), khi lo ngại về cuộc xung đột ở Trung Đông giảm bớt, khiến nhà đầu tư thu hẹp quy mô...

Vàng thế giới rớt hơn 60 USD xuống đáy 1 tuần

Giá vàng thế giới lao dốc hơn 2% trong ngày 22/04 khi nỗi lo về xung đột ở Trung Đông dịu bớt và nhà đầu tư giảm bớt vị thế trú ẩn an toàn.

Chỉ đấu thầu sẽ không đủ để bình ổn thị trường vàng?

Sáng nay (22/04), NHNN đã ra thông báo hủy đấu thầu vàng và dời lại vào sáng 23/04 do không đủ số lượng đăng ký. Thị trường vẫn đang kỳ vọng vào kết quả đấu thầu có...

NHNN sẽ đấu thầu 16,800 lượng vàng vào ngày 23/04, giá tham chiếu hạ xuống 80.7 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo gửi đến các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp về việc đấu thầu vàng miếng ngày 23/04/2024.

Không đủ số lượng đăng ký, NHNN dời đấu thầu vàng miếng sang 23/04

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên NHNN đã hủy thông báo đấu thầu vàng miếng sáng ngày 22/04/2024.

Sáng 22/4, vàng SJC được bán với giá từ 83,75 triệu đồng mỗi lượng

Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở mức 81,8-83,75 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra); Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở...

TPHCM tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM, tính đến hiện tại, các Đội QLTT thuộc Cục QLTT TP HCM đã thực hiện kiểm tra và tạm giữ số lượng hàng hóa có dấu hiệu vi...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98