Góc nhìn 23/07: Rủi ro giảm điểm cao?

22/07/2020 18:42
22-07-2020 18:42:31+07:00

Góc nhìn 23/07: Rủi ro giảm điểm cao?

Theo đánh giá của các công ty chứng khoán (CTCK), VN-Index nhiều khả năng sẽ kiểm định vùng hỗ trợ gần trong phiên kế tiếp.

VN-Index có thể về quanh vùng 840 điểm

CTCK BSC (BSI): Phiên 22/07, VN-Index chủ yếu giằng co trong phần lớn thời gian giao dịch vào phiên sáng với dòng tiền có xu hướng dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, sang phiên chiều, áp lực bán tăng cao đã đẩy chỉ số mất điểm nhưng vẫn chưa xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 855. Dòng tiền đầu tư giảm mạnh so với phiên hôm trước (21/07) khi không có nhóm ngành nào tăng điểm. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX.

Thanh khoản thị trường không chênh lệch nhiều so với phiên 21/07, độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực cho thấy lực cầu tại khu vực hiện tại là không cao. Nếu không thể giữ được vùng hỗ trợ trong những phiên tới, VN-Index nhiều khả năng sẽ trở lại khu vực xung quanh 840 điểm.

Rủi ro giảm điểm cao

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Thị trường điều chỉnh trở lại trong phiên 22/07 với thanh khoản vẫn ở mức thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng chỉ số VN-Index đã đánh mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng quanh 860 điểm (MA20, 50) khiến cho tín hiệu kỹ thuật của VN-Index trở nên xấu đi. Sóng 5 của chu kỳ tăng từ quanh ngưỡng 650 điểm có lẽ đã kết thúc để bước vào chu kỳ điều chỉnh mới với các sóng a-b-c. Khối ngoại tiếp tục duy trì đà bán ròng với khoảng gần 155 tỷ đồng trên hai sàn tiếp tục là điểm tiêu cực trong bối cảnh vốn đã ảm đạm.

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 8 giảm mạnh hơn so với chỉ số cơ sở VN30, qua đó chuyển từ basis dương sang basis âm 5.85 điểm, cho thấy nhà đầu tư phái sinh đang tiêu cực về xu hướng ngắn hạn của thị trường.

Dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 23/07, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ tâm lý gần nhất quanh ngưỡng 850 điểm.

Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu nên quan sát thị trường và có thể canh những nhịp hồi phục trong phiên để giảm dần tỷ trọng. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cầm tiền mặt nên tiếp tục đứng ngoài thị trường và chưa nên vội giải ngân ở thời điểm hiện tại do thị trường có thể đang nằm trong sóng điều chỉnh a-b-c.

Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 25-50% cổ phiếu

CTCK Bảo Việt (BVS): Sau khi xuyên thủng xuống dưới vùng hỗ trợ quanh mốc 860 vào phiên 22/07, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp chịu áp lực giảm điểm về vùng hỗ trợ quanh mức 825-830. Trong giai đoạn này, VN-Index được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố liên quan đến kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp vốn được cho là chịu ảnh hưởng tương đối tiêu cực do tác động của dịch Covid-19. Ngoài ra, việc tái cơ cấu các danh mục của các quỹ ETFs tracking theo các chỉ số như VN30, VNDiamond và VNFinLead cũng có thể sẽ tạo ra những biến động khó lường trên thị trường.

Trong phiên tới, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 25-50% cổ phiếu. Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung, dài hạn. Đối với các vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư có thể xem xét mở các vị thế mua tại các vùng hỗ trợ đề cập ở trên.

Chú ý vùng hỗ trợ gần

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Sau nhịp hồi phục nhẹ vào đầu phiên 22/07, VN-Index đã sớm đảo chiều và dần mở rộng đà giảm điểm về cuối phiên, tạo mẫu nến phân phối tiêu cực. Rủi ro quay xuống vùng hỗ trợ gần 849-855 vẫn đang để ngỏ. Đây là chốt chặn quan trọng, quyết định đến khả năng duy trì xu hướng tăng ngắn hạn cho chỉ số. Vì vậy, KBSV kỳ vọng thị trường sẽ cho phản ứng hồi phục tại đây. CTCK này khuyến nghị có thể mở một phần trạng thái trading cho các vị thế sẵn có trong danh mục khi chỉ số lùi về vùng hỗ trợ nhưng cần tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ nếu điểm đỡ này bị xuyên thủng về cuối phiên.

Đông Tư

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...

Góc nhìn 16/04: Kỳ vọng vào nhịp hồi kỹ thuật?

Theo SSV, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 và phát đi tín hiệu điều chỉnh trong trung hạn. Tuy nhiên với việc giảm sốc như phiên 15/04, VN-Index được kỳ vọng sẽ...

Tín hiệu nào dành cho SCS, BSR và QTP?

Công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan SCS với kỳ vọng sản lượng hàng hóa quốc tế thúc đẩy tăng trưởng; mua BSR do hưởng lợi ngắn và trung hạn từ cấu trúc...

Góc nhìn tuần 15 - 19/04: VN-Index có khả năng vượt đỉnh gần nhất?

Theo Chứng khoán Vietcap, lực mua có thể tiếp tục được thúc đẩy tại nhóm vốn hóa lớn và trung bình sau khi tín hiệu ngắn hạn được cải thiện. VN-Index có thể sẽ tăng...

Chuyên gia chỉ cách chạm tay vào "siêu cổ phiếu"

Trong chương trình Livestream chủ đề Năm rồng gồng lãi - Tiềm năng sinh lời từ câu chuyện thị trường do Chứng khoán DNSE tổ chức ngày 12/04/2024, các chuyên gia đã...

Ông Lã Giang Trung: Thị trường có thể điều chỉnh 15% khi tiến sát mốc 1,300 điểm

Bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI cùng ông Lã Giang Trung - CEO Passion Investment đã đưa ra nhiều nhận định về động lực cũng...

Chứng khoán Mirae Asset: NHNN có khả năng bán hợp đồng kỳ hạn đối với đồng USD

Các chuyên viên Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) tin rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dần chuẩn bị các phương án tiếp theo nhằm giảm áp lực tỷ giá hối đoái, có...

Góc nhìn 12/04: Rung lắc?

Theo Beta, dòng tiền chững lại và có phần suy yếu trong thời gian gần đây, trong khi đó áp lực bán liên tục xuất hiện và các chỉ báo kỹ thuật duy trì tín hiệu tiêu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98