Hàn Quốc: Hơn 4.000 nhà hàng ở thủ đô Seoul phải đóng cửa do COVID-19

03/07/2020 08:52
03-07-2020 08:52:00+07:00

Hàn Quốc: Hơn 4.000 nhà hàng ở thủ đô Seoul phải đóng cửa do COVID-19

Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020 có 4.219 cơ sở đã bị đóng cửa ở các quận trung tâm như Gangnam, Jongno và Jung, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2019.

* IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2020 xuống -2,1%

* Hàn Quốc: Tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP tăng với tốc độ đáng báo động

Một nhà hàng tại Seoul vắng vẻ khi dịch bệnh bùng phát. (Nguồn: Yonhap)

Kết quả phân tích dữ liệu về hiện trạng các cơ sở kinh doanh của thủ đô Seoul công bố mới đây cho thấy trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020 có 4.219 cơ sở đã bị đóng cửa ở các quận trung tâm như Gangnam, Jongno và Jung.

So với 3.522 cơ sở phải đóng cửa trong giai đoạn cùng kỳ năm 2019, con số này đã tăng 19,8%.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này vẫn là do tác động ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Ở Hàn Quốc, ngành công nghiệp vệ sinh thực phẩm bao gồm nhà hàng, quán rượu, quán càphê và cửa hàng tiện lợi, vốn thường có ít rào cản về các thủ tục gia nhập nên thu hút được nhiều cá nhân tự đầu tư.

Tuy nhiên, phần nhiều do đại dịch COVID-19 kéo dài mà chủ các cơ sở này đã quyết định không tiếp tục kinh doanh hoặc chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng.

Xét theo khu vực, riêng quận Gangnam (quận sôi động nhất nhì Seoul) đã có đến 2.757 cơ sở kinh doanh đã bị đóng cửa, tăng 29,9% so với 2.123 cơ sở phải đóng cửa của năm 2019.

Điều này được lý giải rằng do chính phủ đã phân loại các cơ sở kinh doanh (như Hunting Pocha, quán rượu, quán karaoke) thuộc diện "có nguy cơ cao" trong việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 và bắt buộc phải thực hiện các quy quy tắc phòng dịch chặt chẽ, dẫn đến quá trình kinh doanh càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Theo Hội đồng Thẩm định Hàn Quốc, tỷ lệ trống trong các khu phố dịch vụ quy mô vừa và lớn ở quận Gangnam trong quý 1/2020 là 9,93%, cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát được bắt đầu tiến hành lần đầu tiên vào năm 2013.

Trước đây, khi một nhà hàng đóng cửa thì ngay lập tức sẽ có nhà hàng mới khai trương. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay không còn thuận lợi như trước đây, thậm chí trong trung tâm thương mại cũng có nhiều gian hàng bị bỏ trống.

Tại quận Jongno (ở trung tâm thủ đô Seoul), chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, cũng đã có tổng cộng 584 cơ sở kinh doanh buộc phải đóng cửa, tăng 27,2% so với cùng thời điểm của năm 2019 với 459 cơ sở.

Ngược lại, cùng ở khu vực trung tâm thành phố song số lượng nhà hàng và quán bar phải đóng cửa ở quận Jung lại giảm 6,6% với 878 cơ sở.

Tuy nhiên, tại khu phố thương mại và du lịch Myeongdong có giá thuê mặt bằng khá đắt đỏ và nhiều chủ doanh nghiệp là người Trung Quốc cũng chỉ có 134 cơ sở phải đóng cửa, tăng 20,7% so với cùng thời điểm của năm 2019 với 111 cơ sở./.

Anh Nguyên

Vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98