KBSV: Tăng trưởng GDP năm 2020 ước tính đạt khoảng 3%

09/07/2020 14:55
09-07-2020 14:55:04+07:00

KBSV: Tăng trưởng GDP năm 2020 ước tính đạt khoảng 3%

Trong báo cáo nhận định mới công bố, CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng 3 động lực tăng trưởng chính của Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 bao gồm sự hồi phục của tiêu dùng nội địa, thu hút vốn đầu tư FDI và Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công.

KBSV điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP xuống còn khoảng 3% từ mức 4.5% trước đó, do tác động nghiêm trọng hơn ước tính của dịch Covid-19 tới Việt Nam và các đối tác thương mại và làm chậm lại mức độ hồi phục của nền kinh tế.

 

Việc Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh trong thời gian vừa qua và là một trong những nước đầu tiên dỡ bỏ lệnh cách ly là yếu tố then chốt giúp nhu cầu tiêu dùng nội địa hồi phục trở lại. Theo khảo sát từ Google, hầu hết các nhu cầu tiêu dùng, giải trí, du lịch đã hồi phục lại như giai đoạn trước dịch ở Việt Nam.

Thêm vào đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong quý 1/2020 vẫn duy trì ở mức cao, đạt 126 điểm, tăng 1 điểm so với quý cuối năm 2019 và chỉ số PMI ngành sản xuất cũng đã tăng trở lại từ tháng 5, nhờ khối sản xuất hàng hóa tiêu dùng. Đây là những nhân tố giúp KBSV kỳ vọng sự phục hồi nhanh chóng của sức mua nội địa trong thời gian tới.

Theo KBSV, thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc mặc dù phải đối mặt với nhiều cạnh tranh từ các quốc gia ASEAN và Ấn Độ. EVFTA sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 8 giúp Việt Nam có lợi thế tự do thương mại đối với EU, cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh giúp hoạt động sản xuất hồi phục trở lại sẽ là yếu tố tạo sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Ngoài ra, Việt Nam đang ngày càng chiếm tỷ trọng trong xuất khẩu toàn cầu càng củng cố vị thế Việt Nam với tư cách là trung tâm sản xuất hàng đầu Đông Nam Á và do vậy kỳ vọng sẽ thu hút một lượng lớn dòng vốn FDI chuyển dịch từ Trung Quốc.

 

KBSV cho rằng đầu tư công, đặc biệt là dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam sẽ là điểm nhấn trong nửa cuối năm 2020. KBSV kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công sẽ được đẩy nhanh nhờ những động thái chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong thời gian gần đây, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc – Nam.

Với việc chuyển đổi hình thức đầu tư của 6/11 dự án thành phần của Cao tốc Bắc Nam từ PPP sang đầu tư công, mục tiêu của Chính phủ muốn đưa các dự án trên khởi công ngay trong quý 3/2020, thay vì 2021 hoăc 2022 như kế hoạch. Nhìn chung, đây sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng GDP năm nay, khi mà theo tính toán từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% sẽ giúp GDP tăng thêm 0.06 điểm %. Như vậy, nếu giải ngân vốn đầu tư công đạt mức 100% kế hoạch đề ra trong năm nay, tương đương với số vốn gần 700 ngàn tỷ đồng, GDP sẽ tăng 0.42 điểm %.

Ở chiều ngược lại, KBSV đánh giá rủi ro dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là 2 yếu tố chính tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm.

Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính vẫn tiếp tục suy yếu do diễn biến khó lường của dịch bệnh khiến đầu ra bị thu hẹp và đây sẽ là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, việc tiếp tục đóng cửa các đường bay quốc tế dự kiến đến tháng 9 sẽ khiến cho doanh thu du lịch từ khách nước ngoài - yếu tố đóng góp tới 13% GDP trong năm 2019 tiếp tục giảm mạnh.

 

Theo KBSV, Trung Quốc đã cho thấy những nỗ lực nhất định thời gian gần đây để hạn chế căng thẳng với Mỹ như tăng cường thu mua nông sản, mở cửa thị trường tài chính với sự tham gia của Mastercard. Dù vậy, do tác động của Covid-19, lượng hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ vẫn đang cách xa mức cam kết theo thỏa thuận Phase 1 giữa 2 bên (Biểu đồ 10), cùng với 1 số căng thẳng thời gian gần đây liên quan đến việc Tổng thống Trump đổ lỗi cho Trung Quốc về vấn đề dịch Covid-19, Mỹ đe dọa trừng phạt Trung Quốc khi thông qua luật an ninh mạng ở HongKong... rủi ro căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng vẫn sẽ là yếu tố khó lường ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại trong 6 tháng cuối năm và thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Minh Hồng

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sở Nội vụ TP.HCM thông tin về việc sắp xếp cán bộ cấp huyện khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Từ 1/7, TP.HCM sẽ không còn cấp huyện. Trước mắt, Thành phố sẽ chuyển 100% biên chế cấp huyện bố trí biên chế cấp xã.

Hướng dẫn mới nhất của Quốc hội về kiện toàn bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành hướng dẫn cụ thể về tổ chức, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp sau sáp nhập các tỉnh thành, bỏ cấp huyện...

Quốc hội thông qua phương án cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có hiệu lực ngay

Kể từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố...

Hợp nhất tỉnh thành: Không chỉ là phép cộng diện tích, dân số mà còn là phép nhân của GDP

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, để đạt mục tiêu tăng GDP theo cấp số nhân từ việc hợp nhất tỉnh, thành cần có sự đầu tư, trong đó, cần có thể chế đủ rộng, một thể...

Chính quyền địa phương 2 cấp sẽ vận hành từ 1/7/2025: Cả hệ thống chính trị đều đang nỗ lực

Một cuộc “cách mạng” được ví như tái cấu trúc toàn diện từ không gian lãnh thổ đến thể chế, bộ máy, con người... đang được gấp rút triển khai với mốc thời gian cụ...

Chính thức trình Quốc hội lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn...

Cấp tỉnh sau sắp xếp có thể sớm chính thức bắt đầu hoạt động từ 01/07/2025

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đề nghị Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 có hiệu lực thi hành ngay từ ngày được Quốc hội biểu...

Chủ tịch Quốc hội: Phân cấp phải giám sát, không để cấp tỉnh muốn làm gì thì làm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý việc phân cấp, phân quyền cho cấp tỉnh về quy hoạch.

UOB duy trì dự báo tăng trưởng GDP 2025 ở mức 6%, VND hồi phục từ quý 4

UOB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6% trong năm 2025 và 6.3% trong năm 2026. Riêng trong quý 2 và 3/2025, tăng trưởng GDP dự kiến đạt lần lượt...

Nhiều tỉnh, thành chốt phương án nhân sự sau sáp nhập

Đến nay, nhiều tỉnh, thành thuộc diện sáp nhập đã hoàn tất phương án nhân sự chủ chốt sau sáp nhập, bao gồm tỉnh Quảng Trị, Gia Lai...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98