Khả năng cao sẽ xuất hiện ca bệnh Covid-19 mới ở Hà Nội, TP.HCM

29/07/2020 13:49
29-07-2020 13:49:46+07:00

Khả năng cao sẽ xuất hiện ca bệnh Covid-19 mới ở Hà Nội, TP.HCM

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 sáng nay, các chuyên gia cho rằng, vừa qua nhiều người ở Hà Nội, TP.HCM đi du lịch Đà Nẵng nên những địa phương này khả năng cao sẽ xuất hiện ca bệnh Covid-19 mới.

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Bộ Y tế

Sáng 29.7, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch trước những diễn biến phức tạp tại TP.Đà Nẵng và đưa ra nhận định khả năng cao sẽ có nhiều ca nhiễm mới ở Hà Nội, TP.HCM.

Tại cuộc họp, các chuyên gia cho rằng, qua phân tích tình hình dịch tễ của Đà Nẵng cho thấy sẽ còn tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm mới nhưng về cơ bản đã khoanh vùng được ổ dịch thực sự, phần lớn là từ cụm 3 cơ sở điều trị là Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Chấn thương - chỉnh hình Đà Nẵng.

Bên cạnh việc tiếp tục theo dõi chặt chẽ ổ dịch tại 3 bệnh viện, sẽ phải theo dõi sát các trường hợp không liên quan đến nhóm bệnh viện nêu trên và những địa điểm có các ca nhiễm từ các bệnh viện này đi qua. Nếu xuất hiện các ổ dịch mới, phải có biện pháp xử lý kịp thời, cách ly, khoanh vùng dập dịch.

Đáng lưu ý, vừa qua, nhiều địa phương có người giao lưu, du lịch tại TP.Đà Nẵng (trong đó có Hà Nội và TP.HCM), do vậy, những địa phương này hoàn toàn có khả năng cao là sẽ xuất hiện ca bệnh mới.

Các chuyên gia cho rằng, thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 19 có lơi lỏng, nên các bộ ngành, địa phương phải siết lại và thực hiện nghiêm Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đặc biệt lưu ý người dân phải đeo khẩu trang ở nơi đông người, nhất là khi đi trên phương tiện giao thông công cộng; giữ gìn vệ sinh cá nhân; rửa tay bằng xà phòng. Về cơ bản chưa có hạn chế đi lại nhưng các chuyên gia khuyến nghị trong mùa dịch, như từ trước đến nay, người dân không nên đi ra ngoài nếu không có việc cần thiết.

Hạn chế tối đa lễ hội

Đối với hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội,… đại diện Bộ VH-TT-DL nêu quan điểm cần hạn chế tối đa để bảo đảm an toàn. Theo đó, những địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền công bố có dịch sẽ huỷ hoàn toàn; còn tại các địa phương có nguy cơ cao, sẽ hạn chế, tạm dừng tổ chức lễ hội lớn, tập trung đông người và sự kiện không cần thiết;…

Ban chỉ đạo và các chuyên gia cũng đề nghị lực lượng chức năng, các địa phương không được chủ quan, lơ là, phải đề cao cảnh giác; tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác xuất nhập cảnh, đường biên giới, đường mòn lối mở; quản lý các tổ bay; nâng cao năng lực truy vết, đi từng ngõ, gõ từng nhà để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, sẵn sàng khoanh vùng, dập dịch để bảo vệ thành quả chống dịch của đất nước.

Vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Về công tác tổ chức thi tốt nghiệp, đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vẫn sẽ diễn ra trong 2 ngày 9 - 10.8. Hiện nay, Bộ đã xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trước diễn biến của tình hình dịch Covid-19. Đối với những địa phương có dịch, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn rất cụ thể để các địa phương áp dụng phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại cơ sở.

Dự kiến, Bộ GD-ĐT sẽ phân các đối tượng thí sinh theo 4 nhóm: F0, F1, F2 và các thí sinh khác. Việc phân nhóm đối tượng dự thi nhằm bảo đảm quyền lợi của học sinh cũng như công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, với nhóm đối tượng thí sinh F0 (phải điều trị trong bệnh viện và không có điều kiện dự thi), các thí sinh sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp theo quy định. Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường đại học có phương thức xét tuyển phù hợp, đảm bảo tối đa quyền lợi cho các học sinh, đồng thời bảo đảm quyền chủ động tuyển sinh của các trường.

Đối với nhóm đối tượng thí sinh F1 (phải cách ly tại các khu cách ly tập trung), Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương theo hướng tổ chức thi tại các điểm thi đặt ở trong khu cách ly hoặc khu vực phù hợp, lân cận khu cách ly tùy theo số lượng đối tượng thí sinh; bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh F1 có điều kiện dự thi.

Đối với nhóm đối tượng thí sinh F2 (tiếp xúc gần với F1), tuỳ theo số lượng, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương tổ chức thi tại phòng thi dự phòng của điểm thi. Nếu số lượng các học sinh đông thì tổ chức một điểm thi riêng và có phương án đưa đón các học sinh phù hợp.

Trường hợp còn lại, các em thi tại các điểm thi bình thường, tùy theo nguy cơ mức độ lây nhiễm của địa phương, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các địa phương đưa ra hướng dẫn giãn cách bảo đảm yêu cầu như: khử khuẩn, đeo khẩu trang, vệ sinh trường lớp.

Chí Hiếu

Thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Cam kết khắc phục triệt để số tiền hơn 1.100 tỷ đồng trong vòng 4-5 ngày

Trong phiên xét hỏi hôm nay, khi nhắc về phương hướng khắc phục hậu quả, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) nhận toàn bộ trách nhiệm và nói nếu được...

Thúc đẩy tiến độ trung tâm tài chính quốc tế

TP HCM và Đà Nẵng đều đang đẩy nhanh tiến độ triển khai trung tâm tài chính quốc tế.

Thêm Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, HFIC phải là định chế đặc thù chủ lực của TP HCM mới

HFIC cần chuẩn bị tâm thế trở thành định chế tài chính đặc thù chủ lực của TP HCM mới thực hiện các dự án liên vùng quy mô lớn.

Điện mặt trời mái nhà phát triển mạnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo gì?

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu đánh giá tác động từ sự gia tăng của các nguồn điện phân tán, nhất là điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu khai rành rọt những lần hối lộ nhóm cựu quan chức 3 tỉnh

Trả lời xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) khai rành rọt việc “đi quan hệ”, đưa hối lộ các cựu quan chức của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi...

Dự thảo Luật Thương mại điện tử có nhiều điểm mới, làm rõ khái niệm 'livestream bán hàng'

Dự thảo Luật Thương mại điện tử quy định, đối với chủ nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chỉ định hoặc thành lập pháp nhân đại diện tại Việt Nam để thực...

Nhập khẩu thép HRC khổ rộng từ Trung Quốc tăng bất thường

Chỉ trong 5 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu thép HRC khổ rộng từ 1.900mm trở lên từ Trung Quốc lên tới 430.000 tấn, cao gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi ngày đều là cao điểm phòng chống hàng giả

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với...

"Việt Nam là mảnh ghép còn thiếu trong hệ thống FTA của Thụy Sĩ"

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt - Thụy Sĩ tổ chức ở Zurich ngày 23/06, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass nhận định việc thiếu vắng một hiệp định thương...

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98