Khi doanh nghiệp cũng là ‘tay chơi’ trên thị trường chứng khoán

01/07/2020 09:00
01-07-2020 09:00:00+07:00

Khi doanh nghiệp cũng là ‘tay chơi’ trên thị trường chứng khoán

Để thoát cảnh phá sản, một hãng vận tải gồng mình tái cấu trúc để rồi trở thành tay chơi lớn tại chứng trường Việt.

Gần 383 tỷ đồng không phải giá trị danh mục đầu tư của một quỹ đầu tư, cũng không phải lượng cổ phiếu tự doanh của một công ty chứng khoán nào đó, mà là số tiền được rót vào thị trường chứng khoán bởi CTCP MHC (HOSE: MHC).

MHC ghi nhận gần 123 tỷ đồng chi phí trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán trong quý 1/2020, thú vị là con số tương đương với chính giá trị vốn hóa của doanh nghiệp này vào thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm.

Những “tay chơi” chứng khoán

Khi mọi thứ đang êm đẹp thì Covid-19 ập đến làm tổn thương viễn cảnh kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán, nơi được vận hành bởi niềm tin, đổ sụp khi nhà đầu tư sợ hãi tháo chạy khỏi cổ phiếu.

VN-Index trải qua thời điểm tồi tệ khi rơi trên 33% kể từ sau Tết (30/01) cho đến hết tháng 3. Giữa bối cảnh giá cổ phiếu liên tục chìm nghỉm, nhiều doanh nghiệp đã triển khai các chương trình mua cổ phiếu quỹ với tổng trị giá lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Thị trường hồi phục sau đó, và bước đi này mang lại một khoản lợi đáng kể cho các doanh nghiệp “kinh doanh” cổ phiếu trong giai đoạn vừa qua.

Tuy thế, vẫn có những doanh nghiệp rơi vào tình cảnh oái oăm, bởi họ vốn từ lâu đã là tay chơi trên thị trường chứng khoán. Không chỉ việc kinh doanh thường nhật bị tác động, các doanh nghiệp này còn phải nhìn những khoản đầu tư cổ phiếu của mình sụt giảm giá trị ngày qua ngày.

Giá trị danh mục của các "tay chơi" lớn nhất
Đvt: Tỷ đồng

Vẫn còn nhiều doanh nghiệp khác với danh mục đầu tư cổ phiếu không quá 100 tỷ đồng như SCI, PEN, OGC, TDH,… và họ có thể xem là những tay chơi lớn khi mà số đông nhà đầu tư hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là những cá nhân nhỏ lẻ.

Cuộc tái cấu trúc của một hãng vận tải

MHC đi vào hoạt động từ năm 1999 với việc huy động vốn góp cùng Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam xây dựng tòa nhà Ocean Park Building, và dần tham gia sâu hơn vào lĩnh vực vận tải. 10 năm sau, MHC chuyển nhượng vốn góp tại Ocean Park Building cho đối tác khởi sự và 2009 cũng là năm mà mảng vận tải biển phải đón sóng gió do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết từ 2005, MHC giờ đây là doanh nghiệp sở hữu danh mục đầu tư cổ phiếu có giá trị cao gấp vài lần so với vốn hóa của chính họ.

Giai đoạn 2009-2013, hãng hàng hải này phải bước vào thời kỳ tái cấu trúc để tránh rơi vào tình trạng phá sản. Sang năm 2014, doanh nghiệp này ra quyết định bán tài sản và qua đó xóa lỗ lũy kế, làm hành lang cho đợt huy động vốn thành công từ cổ đông hiện hữu trong năm sau đó.

Ocean Park Building, tòa nhà mà MHC đã chuyển nhượng phần vốn góp cho TCT Hàng hải Việt Nam trong năm 2009.

Ngay trong năm 2015, khi huy động được 140 tỷ đồng từ cổ đông, MHC bắt tay xây dựng một danh mục đầu tư cổ phiếu. Hành trình trở thành “tay chơi” trên thị trường chứng khoán bắt đầu, trên khắp các mặt trận từ cổ phiếu niêm yết, chưa niêm yết cho đến tham gia mua cổ phiếu IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu tiên).

Cũng trong thời gian này, một công ty liên kết của MHC là Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết, qua đó mở đường cho MHC thoái vốn và thu lãi lớn trong hai năm 2015-2016.

Có nguồn tiền dồi dào, cuộc dạo chơi đầu tiên của MHC cũng diễn ra trong một bối cảnh vô cùng thuận lợi. Những năm 2016-2017 là thời kỳ hoàng kim của cổ phiếu Việt, khi VN-Index tăng gần 70% và HNX-Index tăng 46%.

Tuy vậy, thành tích đầu tư của MHC cũng chẳng lấy gì làm nổi bật sau giai đoạn thoái vốn tại HAH, ngoại trừ một việc là MHC chưa năm nào ghi nhận thua lỗ từ các hoạt động đầu tư tài chính. Nhưng điều này đã chấm dứt trong quý 1/2020.

Từ một công ty gần như không nợ nần vào thời điểm cuối 2015, MHC phát hành trái phiếu trong năm 2017 và trong hai năm kể từ đó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp này ngày càng sử dụng nhiều margin (vay ký quỹ) để giao dịch chứng khoán. Tính riêng trong năm 2019, tổng lượng margin mà MHC vay từ các nhà môi giới lên đến hơn 1,487 tỷ đồng, trong đó đã trả 1,420 ngàn tỷ đồng; nợ vay margin thời điểm cuối 2019 xấp xỉ 188 tỷ đồng.

Cơn hạn của những tay ngang

Ngoài MHC, các doanh nghiệp khác chủ yếu xem việc mua bán cổ phiếu là kênh đầu tư trái tay. Như đối với Sotrans (HOSE: STG), doanh nghiệp này không trực tiếp đầu tư mà thực hiện ủy thác cho những tổ chức tài chính chuyên nghiệp.

Không lựa chọn hướng trả cổ tức và dùng tiền của cổ đông đem đi đầu tư ngoài ngành, trong một “trò chơi khốc liệt” trên thị trường chứng khoán, phần nào là dấu hiệu cho thấy sự mất tập trung của doanh nghiệp.

Lời lỗ từ mua bán cổ phiếu thường không chiếm phần nhiều trong kết quả kinh doanh hàng năm. Tuy nhiên, sang đầu năm 2020, Covid-19 đã giáng một đòn đánh kép vào việc làm ăn của S99, SCI, DQC và đồng thời cũng bóp nghẹt những khoản đầu tư cổ phiếu của họ. Doanh thu sụt giảm hàng chục phần trăm, 3 cái tên nói trên còn phải trích lập dự phòng lớn đối với hoạt động đầu tư tài chính.

Những kết quả trên chẳng phải cá biệt. Đối với một số hãng thép, dù đầu tư trong ngành mà họ hiểu rõ hơn ai hết, thì những con số nhận lại đến nay vẫn chưa lấy gì làm sáng sủa.

Thương mại SMC (HOSE: SMC), Kim khí TP HCM (HOSE: HMC) hay Kim khí KKC (HNX: KKC) là những tên tuổi trong ngành thép, đương nhiên, sự am hiểu lĩnh vực này là điều chắc chắn, hơn bất kỳ chuyên viên phân tích nào. Tuy thế, các khoản đầu tư cổ phiếu thép của cả 3 đều đã phải trích lập dự phòng phần lớn.

Thành tích đầu tư chứng khoán ảm đạm của doanh nghiệp thép
Nguồn: VietstockFinance

Kể từ cuối tháng 4 đến nay, chứng trường Việt đắm mình trong những lời tung hô về sự hồi sinh mãnh liệt, tăng hơn 30% từ mức đáy, bỏ lơ sự e dè của khối ngoại.

“Thua chứng” trên trăm tỷ đồng trong quý 1, có vẻ như MHC vẫn ôm mộng hồi sinh khi doanh nghiệp này đã chuyển nhượng hàng trăm tỷ đồng trái phiếu và tăng các khoản đặt cọc mua chứng khoán, mà nhiều khả năng chính là cổ phiếu.

Giữa một môi trường thuận lợi, các kết quả tài chính có lẽ sớm thấy tại báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của những doanh nghiệp “đánh chứng”. Cổ phiếu MHC tăng phi mã gần 90% kể từ đầu tháng 6 đến nay như để phản ánh kỳ vọng về khoản lợi nhuận trước mắt.

Dù vậy, những khoản lời từ việc mua bán cổ phiếu khó chiếm được lòng tin của nhà đầu tư về viễn cảnh dài hạn của một doanh nghiệp. Thị trường cũng trả giá thấp dành cho cổ phiếu của các doanh nghiệp có sở thích mua bán cổ phiếu như MHC, với P/B (thị giá/giá trị sổ sách) hiện chỉ nằm ở mức 0.6.

Thừa Vân

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 58%, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 20/04 tới.

D2D báo lãi quý 1 giảm 84%, nhưng dự kiến lãi gần 800 tỷ từ khu dân cư Lộc An giai đoạn 2

Ngay quý đầu năm 2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đã ghi nhận lãi sau thuế giảm 84% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lượng tiền mặt giảm gần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98