Tác động của EVFTA đến xuất nhập khẩu, định hướng cho doanh nghiệp Việt Nam

24/07/2020 15:38
24-07-2020 15:38:00+07:00

Tác động của EVFTA đến xuất nhập khẩu, định hướng cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, EVFTA sẽ mang lại cơ hội tốt cho các doanh nghiệp chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển.

Ảnh minh họa.

Đây là những khuyến nghị của Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương trong đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đến hoạt động xuất nhập khẩu, định hướng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Cơ hội đối với xuất khẩu của Việt Nam khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực

Thứ nhất, EVFTA có tác động tích cực đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và công tác phát triển thị trường xuất khẩu.

Trong lĩnh vực thương mại, EU-27 hiện là một trong các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trao đổi thương mại hai chiều năm 2019 đạt 49.8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 35.8 tỷ USD.

Đối với EU-27, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 17 trên thế giới, thứ 8 trong các đối tác ở châu Á và lớn thứ hai trong ASEAN.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU kỳ vọng hưởng lợi bao gồm: hàng dệt may, giày dép các loại, các sản phẩm nông - lâm - thủy sản, các sản phẩm nhựa và nhiều mặt hàng khác.

Hiện hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng thuế theo Quy định về chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (thấp hơn thuế MFN là 3.5%; đối với thuế tuyệt đối là 30%), tuy vậy mức thuế này còn rất cao. Việc hiệp định EVFTA được ký kết sẽ giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh lớn so với hàng hóa cùng chủng loại từ các nước đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và một số nước ASEAN do chênh lệch thuế nhập khẩu từ 10-15% và có thể cạnh tranh bình đẳng về giá với những nước hiện EU không áp dụng thuế quan và hạn ngạch như Campuchia, Myanmar, Bangladesh...

Cho đến nay, cam kết của EU trong EVFTA là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Theo cam kết, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85.6% số dòng thuế, tương đương 70.3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tiếp đó sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99.2% số dòng thuế, tương đương 99.7% kim ngạch xuất khẩu của ta. Đối với 0.3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Thứ hai, EVFTA tạo điều kiện cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu với khu vực châu Á (chiếm khoảng 80% kim ngạch nhập khẩu và 50% kim ngạch xuất khẩu). EVFTA sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập, khai thác các thị trường mới, thị trường còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ ba, EVFTA tạo cơ hội tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Thứ tư, EVFTA tạo động lực phát triển công nghiệp phụ trợ.

Thách thức từ EVFTA đối với xuất nhập khẩu

Bên cạnh những cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn thách thức khi EVFTA có hiệu lực, cụ thể:

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải vượt qua các yêu cầu bắt buộc về rào cản kỹ thuật như an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường,.. của EU. Các quy định này rất chặt chẽ, yêu cầu cao, do vậy, hàng hóa của Việt Nam phải hoàn thiện nhiều về chất lượng để có thể vượt qua các rào cản này.

Hàng hóa Việt Nam cần đáp ứng tiêu chí xuất xứ mới có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo FTA vào EU theo EVFTA. Tuy nhiên, cũng như sức ép cạnh tranh, đây vừa là thách thức cũng vừa là động lực để thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu.

Định hướng cho cộng đồng doanh nghiệp

Để tận dụng có hiệu quả các ưu đãi của EVFTA mang lại, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nội dung của EVFTA đặc biệt là các cam kết liên quan tới thuế quan và quy tắc xuất xứ, chủ động điều chỉnh quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu để đáp ứng được quy tắc xuất xứ của Hiệp định, chuyển hướng nguồn nhập khẩu sang các nguồn nguyên liệu trong nước hoặc từ các nước thành viên EVFTA.

Ngoài ra, để vượt qua được các rào cản về kỹ thuật, thâm nhập vào thị trường các nước EU, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng, tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu…để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp của mình.

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân và doanh nghiệp trên cả nước về Hiệp định EVFTA một cách thuận lợi và hiệu quả, Bộ Công Thương đã xây dựng và đưa vào vận hành chuyên trang thông tin điện tử về Hiệp định EVFTA tại địa chỉ: http://evfta.moit.gov.vn/. Đây là Cổng thông tin chính thức của Bộ Công Thương, đăng tải các thông tin tổng quan về EVFTA, cam kết chính của EVFTA trong các lĩnh vực chủ chốt như hàng hóa, dịch vụ - đầu tư,…, các thông tin hữu ích cho nhà xuất khẩu, toàn bộ văn kiện Hiệp định EVFTA (tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt).

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp, đẩy mạnh triển khai những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA và tiếp tục chú trọng công tác thông tin thị trường theo ngành, lĩnh vực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các rào cản, góp phần quảng bá hình ảnh, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu. 

Nhật Quang

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phá đường dây đánh cắp thông tin 21,000 thẻ tín dụng quốc tế để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Công an Đà Nẵng vừa triệt phá một đường dây tội phạm mạng quy mô lớn do 2 đối tượng cầm đầu, sử dụng trái phép dữ liệu thẻ Visa, Mastercard, Discover của người nước...

Việt Nam - Thụy Điển nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược ngành về đổi mới sáng tạo

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Điển, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ulf Kristerson nhất trí nâng tầm quan hệ hai nước trong lĩnh vực đổi mới...

Tập đoàn Ericsson 'sẵn sàng giúp Việt Nam đi tắt đón đầu' trong số hóa

Sáng 13/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày giờ Hà Nội), trong chương trình thăm chính thức Thụy Điển, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Borje Ekholm, Tổng...

Thủ tướng kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển vào Việt Nam

Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, chiều 12/6 (giờ địa phương), tại Stockholm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Hợp tác phát...

Hộ gia đình sử dụng bao nhiêu điện nên cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà?

Tiền điện bình quân sử dụng hàng tháng là một trong những yếu tố để các hộ dân cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà.

Diện mạo Việt Nam sau sáp nhập tỉnh, thành như thế nào?

Với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội vào sáng 12/06/2025 đã chính thức thông qua Nghị quyết mang tính lịch sử về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vậy...

Công ty đề xuất 100 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao: Làm ăn cả năm lãi... 1 triệu đồng

Giai đoạn năm 2019 - 2021, Công ty Mekolor có 2 năm làm ăn thua lỗ, 1 năm làm ăn có lãi với mức 1 triệu đồng, công ty này hiện có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Căn...

Việt Nam sẵn sàng thêm ưu đãi cho hàng hóa của Hoa Kỳ và đề nghị Hoa Kỳ có bước đi tương xứng

Việt Nam nhất quán đàm phán với Hoa Kỳ nhằm hướng tới một Hiệp định song phương trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ, thể chế chính trị, hài hòa, cân bằng...

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Nike, Walmart và Exxon Mobil

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã làm việc với các tập đoàn lớn của Mỹ như: Nike, Walmart, Exxon Mobil.

Xi măng và thép không phát thải: Thực tế hay chỉ là tham vọng xa vời?

Trong hành trình khử carbon của nền kinh tế toàn cầu, ngành xi măng và thép đặt ra những thách thức đáng kể.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98