Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM là cần thiết

10/07/2020 21:03
10-07-2020 21:03:35+07:00

Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM là cần thiết

Xuất phát từ các Nghị quyết của Đảng cũng như tình hình thực tế của TP.HCM, Ban Kinh tế Trung ương ủng hộ và cho rằng việc xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP là cần thiết.

Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM là cần thiết
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết TP xác định việc tăng tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và TP phải luôn đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của TP và lợi ích chung của quốc gia. Ảnh: TÁ LÂM

Ngày 10-7, Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Thành ủy TP.HCM về đề án “Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM giai đoạn 2022-2025 và giai đoạn 2026-2030”.

Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết TP xác định việc tăng tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và TP phải luôn đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của TP và lợi ích chung của quốc gia. Ảnh: TÁ LÂM

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, nhấn mạnh Nghị quyết số 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020 xác định chủ trương: “Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi để TP.HCM thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ... Cụ thể là xem xét để tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách TP.HCM đối với các nguồn thu có sự phân chia giữa Trung ương và TP.HCM”.

Theo ông Nhân, thực tế thì tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và TP.HCM giảm mạnh từ mức 33% giai đoạn 2000 - 2003, xuống còn 23% giai đoạn 2011-2016 và giai đoạn 2017 - 2020 chỉ còn 18%. Điều này ảnh hưởng đến thu ngân sách của TP, thiếu nguồn lực để giải quyết các thách thức và bảo đảm TP phát triển nhanh và bền vững cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển đã nêu tại Nghị quyết số 16.

Với đề án này, TP.HCM xác định việc tăng tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và TP phải luôn đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của TP và lợi ích chung của quốc gia trên tinh thần “vì cả nước, cùng cả nước”. Theo đó, TP đã đề xuất tăng tỷ lệ điều tiết trong giai đoạn 2022-2030 theo lộ trình bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh của TP, từ đó tạo cơ sở tăng thu ngân sách của TP và ngân sách trung ương.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh việc xem xét tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách TP.HCM đã được nêu trong Nghị quyết 16 và Kết luận 21. Do vậy xuất phát từ các Nghị quyết của Đảng cũng như tình hình thực tế của TP.HCM đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và cơ hội phát triển, Ban Kinh tế Trung ương ủng hộ và cho rằng việc xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM là cần thiết.

Tuy nhiên, ông Bình đề nghị trong quá trình xem xét, điều chỉnh tăng phù hợp tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP cần bảo đảm nguyên tắc công bằng, hiệu quả, bền vững. Đồng thời làm rõ các quy định, cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của TP.

Đồng thời, ông Bình cũng đề nghị cần có nghiên cứu, đánh giá và đề xuất cơ chế điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương phù hợp với thông lệ quốc tế. Tỉ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương nên áp dụng theo từng loại thuế, quy mô và đặc thù của địa phương. Đây có thể coi hướng đi cần nghiên cứu áp dụng tại nước ta trong tương lai giúp Trung ương có công cụ điều tiết của nhà nước để định hướng phát triển cho các địa phương, vừa bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương vừa bảo đảm sự chủ động của ngân sách địa phương.

Theo ông Bình, thời gian qua, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế mà TP.HCM đã đạt được thì cũng kèm theo rất nhiều hệ lụy, thách thức như gây áp lực lớn lên hệ thống hạ tầng, ô nhiễm môi trường, quản lý xã hội và đặt ra vấn đề cần xem xét lại mô hình tăng trưởng của TP. Thực tiễn cho thấy TP mới chủ yếu phát triển theo chiều rộng trong khi mục tiêu, nhiệm vụ của TP phải phát triển theo chiều sâu theo tinh thần Nghị quyết số 16.

Do đó, cần thay đổi quan điểm phát triển của TP.HCM, theo đó TP không nhất thiết phải trở thành một công xưởng sử dụng nhiều lao động, đất đai. Thay vào đó TP phải phát triển trở thành một trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức, cung cấp các dịch vụ công nghệ cao và là nơi đáng sống.

Ông Bình nhấn mạnh, tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM phải giúp cho TP không chỉ giải quyết những thách thức mà còn phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng với vị trí là đầu tàu thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam và cả nước.

Đồng thời, để giải quyết căn cơ các thách thức của TP, Thành ủy TP.HCM cần xem xét, nghiên cứu xây dựng và trình Bộ Chính trị một Nghị quyết mới về định hướng phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

TÁ LÂM

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ có một phiên họp dành riêng cho giới doanh nghiệp

Phiên họp dành riêng cho giới doanh nghiệp với chủ đề tận dụng các cơ hội để phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, do Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ...

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương trình ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện...

Thiếu chính sách hỗ trợ xe máy điện

Ô tô điện được miễn lệ phí trước bạ lần đầu trong 3 năm kể từ ngày 1-3-2022, còn xe máy điện chưa được hưởng chính sách hỗ trợ này

Dàn Elite và gần 4,000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4,000 vận động viên (VĐV) khác đã có một...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98