Thủ tướng: 'Nơi nào không giải ngân được vốn đầu tư công thì chuyển đơn vị khác ngay trong tháng 8'

07/07/2020 19:55
07-07-2020 19:55:00+07:00

Thủ tướng: 'Nơi nào không giải ngân được vốn đầu tư công thì chuyển đơn vị khác ngay trong tháng 8'

Các địa phương, bộ ngành vẫn trì trệ giải ngân vốn đầu tư công khiến Thủ tướng thẳng thừng yêu cầu chuyển vốn sang đơn vị khác ngay trong tháng 8.

* Đầu tư công - Từ kỳ vọng thành thất vọng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách trong năm 2020 dự kiến gần 700,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 6 tháng, con số thực hiện mới đạt khoảng 154,400 tỷ đồng, hơn 20%. Tại cuộc họp sơ kết tài chính - ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ngày 7/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập tới việc chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công.

Ông yêu cầu Bộ Tài chính cùng Bộ Kế hoạch & Đầu tư rà soát khẩn trương để báo cáo Chính phủ và triển khai gấp trong 6 tháng còn lại.

Nhiều giải pháp được người đứng đầu Chính phủ đưa ra như nửa tháng họp giao ban một lần để kiểm điểm nguyên nhân cũng như lập các đoàn kiểm tra trung ương do các bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Thủ tướng cho biết nửa tháng một lần, ông sẽ chủ trì kiểm tra vấn đề giải ngân với các địa phương.

Bên cạnh đó, cần kịp thời đề xuất điều chuyển vốn ngay trong tháng 8 từ những địa phương, ngành không làm được theo chỉ đạo của Thủ tướng. "Đơn vị nào không làm được thì phải điều chỉnh. Tôi có nói với một Bộ trưởng ngày hôm qua, nếu Bộ không làm được thì điều chỉnh mấy trăm tỷ sang đơn vị khác", ông nói.

Thủ tướng cũng nêu nhiều trường hợp Bí thư, Chủ tịch tỉnh đi xin vốn bổ sung danh mục công trình nói rất cần thiết. Đến lúc xin về lại không kê khai, giao phó cho cấp dưới, nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng. "Nếu khó thì đừng xin về, đừng để mang tiếng", ông nhấn mạnh.

Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Bộ hay địa phương cũng sẽ tính cả tiêu chí giải ngân vốn đầu tư công. Ông nói cần có kỷ luật và khen thưởng các Bộ, địa phương trong việc này.

Thủ tướng cũng đề nghị các bí thư, chủ tịch, giám đốc tài chính, chủ dự án xuống tận các dự án đầu tư công để tháo gỡ khó khăn. "Chỉ nói sơ sài, không phê bình, không đấu tranh làm sao giải ngân được?", Thủ tướng truy vấn.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Bộ Tài chính có thêm các gói kích thích tài khóa, tiếp tục giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng.

Ông nói, nhiều nước trên thế giới liên tục có những gói kích thích tài khóa khổng lồ, lên đến hơn 11,000 tỷ USD khiến thâm hụt ngân sách toàn cầu lên 13.9% GDP. Nếu như các nước có tỷ lệ nợ công rất cao, mặt bằng lãi suất thấp thì tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang ở mức khiêm tốn, khoảng 54-55% GDP, mặt bằng lãi suất còn cao, tình hình vĩ mô ổn định. Vì thế, Việt Nam còn dư địa khá lớn để thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ.

Bên cạnh đó, với tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam đã giảm xuống dưới 55%, Thủ tướng nhận định có thể nâng mức bội chi và nợ công thêm khoảng 3-4% GDP mà không ảnh hưởng đến an toàn tài chính quốc gia. Tuy nhiên, theo ông vấn đề quan trọng là phải có phương án, giải pháp sử dụng vốn hiệu quả.

Về thu ngân sách, Thủ tướng chỉ đạo không để mất cân đối lớn, không làm dự toán ngân sách bị đổ bể sâu. Bên cạnh đó, cần tiết kiệm các khoản chi ngân sách thường xuyên, chưa thực sự cần thiết, cấp bách bởi theo ông "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm".

"Chính phủ, các cấp, các ngành, cả nước kỳ vọng ngành tài chính đổi mới mạnh mẽ, đột phá trong tư duy phát triển để chính sách tài khóa nói riêng, chính sách tài chính nói chung thực sự tạo ra những động lực lớn cho nền kinh tế phục hồi", Thủ tướng nói.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất cho phép hộ kinh doanh lập 'biên nhận bán hàng điện tử' qua app, Zalo, SMS

Bộ Tài chính đang dự thảo hồ sơ xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), đề xuất chính sách đổi mới phương pháp quản lý đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm...

Hộ kinh doanh sẽ tự khai doanh thu, tính toán nâng ngưỡng không chịu thuế lên 400 triệu/năm

Từ năm 2026, chính sách thuế sẽ được định hướng theo hướng phân loại hộ và cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm dựa trên mức doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán đối với hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, doanh thu dưới 1 tỷ đồng

Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Chính phủ có giải pháp gì để để hộ kinh doanh hứng khởi nộp thuế?

“Chính phủ đã có kế hoạch, giải pháp nào để thực thi cách tính thuế mới đối với hộ kinh doanh sau khi bỏ thuế khoán, để các hộ thấy thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn...

Hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đều bị xem là vi phạm

Theo quy định, kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ bị xem là vi phạm.

Thanh toán cho vốn đầu tư công đạt hơn 200.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đến ngày 31/5, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 170.917 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn bình quân 9,95% năm và lãi suất bình quân 2,9%/năm, kết quả này đã góp...

Lãnh đạo Cục Thuế: Thuế khoán không còn phù hợp, nhiều hộ kinh doanh bán hàng xuyên biên giới

Theo lãnh đạo Cục Thuế, hình thức thuế khoán đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay vì quy mô hoạt động kinh doanh đã khác trước.

Không lập hoá đơn, lập hoá đơn sai thời điểm có thể bị phạt tới 100 triệu

Bộ Tài chính đề xuất phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng nếu không lập hoá đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với 50 số hóa đơn trở lên.

Đề xuất sớm điều chỉnh thuế TNCN theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh

ĐBQH đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội để có chính sách tăng tổng cầu và cần thiết phải sớm điều chỉnh lại thuế thu nhập cá nhân theo hướng nâng mức giảm trừ gia...

Không có chuyện truy thu thuế khoán

Nếu doanh thu thực tế trong năm biến động trên 50%, hộ kinh doanh có thể chủ động đề nghị điều chỉnh mức thuế. Điều chỉnh chỉ tính từ thời điểm phát sinh biến động...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98