Tiến độ giải ngân đầu tư thấp: Nguyên nhân nào?

03/07/2020 08:35
03-07-2020 08:35:00+07:00

Tiến độ giải ngân đầu tư thấp: Nguyên nhân nào?

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm 2020 vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, đặc biệt là vốn nước ngoài giải ngân chậm, làm tăng chi phí vay.

* 'Nửa năm không giải ngân nổi một đồng vốn ODA'

* 3 bộ phối hợp, giải ngân của TP.HCM sẽ tăng lên 40%

* 2 tuyến Metro TP.HCM: Vì sao vay nợ nước ngoài, 'tắc' giải ngân?

Chậm giải ngân vốn đầu tư công vẫn là điểm nghẽn

Bộ KH&ĐT đã phân tích, chỉ ra những nguyên nhân lớn dẫn đến giải ngân vốn đầu tư thấp.

Năm 2020 là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Đa số các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn cho các dự án để phù hợp với tình hình thực hiện từng dự án và khả năng cân đối ngân sách Nhà nước năm 2020 theo quy định tại Nghị quyết số 84/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội. Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tại nhiều địa phương HĐND không kịp họp để phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án dự kiến sử dụng nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương chưa sát với thực tế và khả năng giải ngân vốn, dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch. Nhiều dự án được giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân.

Nhiều địa phương chưa ban hành dự toán xây dựng cho các công việc đặc thù, chuyên ngành của ngành, địa phương, làm cơ sở để lập đơn giá, xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và quản lý chi phí theo quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương còn nhiều bất cập. Các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng vẫn tồn tại nhiều vướng mắc. Vẫn còn tình trạng người dân chưa đồng thuận, khiếu kiện về chính sách đền bù.

Một số chủ đầu tư chưa tích cực thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán. Năng lực chuyên môn của một số cán bộ quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu... còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu. Công tác đôn đốc nhà thầu triển khai thi công chưa quyết liệt và hiệu quả.

Đối với vốn nước ngoài, nhiều dự án lớn đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án (điều chỉnh chủ trương đầu tư) và điều chỉnh hiệp định vay với nước ngoài nên chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai hoạt động, dẫn đến chưa thể lập hồ sơ rút vốn.

Công tác chuẩn bị đầu tư dự án không kỹ dẫn đến chậm thực hiện dự án, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án, phải điều chỉnh lại thiết kế, tăng chi phí, phải tiến hành các thủ tục gia hạn thời gian thực hiện dự án. Hầu hết các dự án không được bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời đã ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, giải ngân vốn nước ngoài.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bước đột phá trong quản lý thuế: Quy định mới về thanh toán không dùng tiền mặt và tác động đến doanh nghiệp

Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, một trong những nội dung quan trọng là tất cả giao dịch phải thanh toán không...

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính lớn trong lĩnh...

Đề xuất cho phép hộ kinh doanh lập 'biên nhận bán hàng điện tử' qua app, Zalo, SMS

Bộ Tài chính đang dự thảo hồ sơ xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), đề xuất chính sách đổi mới phương pháp quản lý đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm...

Hộ kinh doanh sẽ tự khai doanh thu, tính toán nâng ngưỡng không chịu thuế lên 400 triệu/năm

Từ năm 2026, chính sách thuế sẽ được định hướng theo hướng phân loại hộ và cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm dựa trên mức doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán đối với hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, doanh thu dưới 1 tỷ đồng

Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Chính phủ có giải pháp gì để để hộ kinh doanh hứng khởi nộp thuế?

“Chính phủ đã có kế hoạch, giải pháp nào để thực thi cách tính thuế mới đối với hộ kinh doanh sau khi bỏ thuế khoán, để các hộ thấy thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn...

Hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đều bị xem là vi phạm

Theo quy định, kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ bị xem là vi phạm.

Thanh toán cho vốn đầu tư công đạt hơn 200.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đến ngày 31/5, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 170.917 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn bình quân 9,95% năm và lãi suất bình quân 2,9%/năm, kết quả này đã góp...

Lãnh đạo Cục Thuế: Thuế khoán không còn phù hợp, nhiều hộ kinh doanh bán hàng xuyên biên giới

Theo lãnh đạo Cục Thuế, hình thức thuế khoán đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay vì quy mô hoạt động kinh doanh đã khác trước.

Không lập hoá đơn, lập hoá đơn sai thời điểm có thể bị phạt tới 100 triệu

Bộ Tài chính đề xuất phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng nếu không lập hoá đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với 50 số hóa đơn trở lên.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98