Tổng Giám đốc Roberto Azevedo: WTO phải đối mặt với áp lực khủng khiếp

24/07/2020 08:28
24-07-2020 08:28:00+07:00

Tổng Giám đốc Roberto Azevedo: WTO phải đối mặt với áp lực khủng khiếp

Đại Hội đồng WTO sẽ nhóm họp từ ngày 15-17/8 để lắng nghe và chất vấn 8 ứng cử viên về kế hoạch hành động của họ trong vai trò dẫn dắt tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu này.

* Các ứng cử viên bước vào cuộc đua cho vị trí Tổng Giám đốc WTO

* Tổng Giám đốc WTO từ chức, Tổng thống Trump nói gì?

Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 23/7, Tổng Giám đốc đương nhiệm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo đã lên tiếng thừa nhận tổ chức này đang phải đối mặt với "áp lực khủng khiếp," song khẳng định một kế hoạch cải cách lớn không phải là "con đường phía trước,"

Phát biểu trong cuộc họp báo cuối cùng trước khi rời khỏi chức Tổng Giám đốc WTO vào cuối tháng 8 tới, ông Azevedo nhấn mạnh ông và đội ngũ của mình đã "đạt được mọi thứ chúng tôi có thể" trong suốt 7 năm qua.

Mặc dù tự đánh giá cao về năng lực điều hành WTO của mình trong thời gian qua, song nhà ngoại giao người Brazil này thừa nhận ông rời khỏi WTO giữa lúc xảy ra một loạt khủng hoảng nghiêm trọng.

Trong bối cảnh nhiều nước thành viên WTO kêu gọi thực hiện một loạt cải cách, ông Azevedo nhấn mạnh rằng bên cạnh việc xác định những cải cách nào là cần thiết, điều quan trọng không kém so với chính là quyết định cách thức tiến hành.

Ông nêu rõ: "Chúng ta cần làm mọi thứ theo từng bước, triển khai các bước đi chắc chắn theo hướng đúng đắn, thay vì tiêu tốn nhiều năm để quyết định cải cách cái gì."

Ông kêu gọi linh hoạt hơn trong các cuộc đàm phán, cũng như nhấn mạnh WTO cần phải hành động nhanh hơn, phản ứng kịp thời hơn trước những sự kiện không ngừng biến đổi.

Ông chia sẻ: "Lời khuyên mà tôi muốn gửi gắm tới người kế nhiệm của mình... là: hãy sẵn sàng cho mọi thứ. Bởi mọi thứ có thể đổi thay chỉ trong tích tắc. Nó có thể là một sự kiện chính trị, có thể là một sự kiện tự nhiên, một thảm họa lớn... Nó có thể là một virus đến từ nơi vô định, và đột nhiên tất cả chúng ta hiện đang phải đối mặt với một cuộc suy thoái trầm trọng nhất trong thời bình trong lịch sử gần đây."

Ông Azevedo cũng thừa nhận các cuộc đàm phán thương mại sẽ mất nhiều thời gian để có thể đạt được một thỏa thuận, song "chúng ta cần phải hành động nhanh hơn" và có đủ khả năng ứng phó kịp thời. Bất kỳ tổ chức quốc tế nào cũng phải phản ứng "nhanh chóng và hiệu quả nếu muốn duy trì tính phù hợp."

Đầu tháng 6 vừa qua, Tổng Giám Azevedo, 62 tuổi, đã thông báo quyết định từ chức vì lý do gia đình, sớm hơn một năm trước khi nhiệm kỳ của ông chính thức kết thúc.

Hiện có tới 8 ứng cử viên tham gia tranh "ghế nóng" của thể chế này, trong đó có nhiều gương mặt khá quen thuộc trên trường quốc tế như cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox, cựu Bộ trưởng Kinh tế Saudi Arabia Mohammed al-Tuwaijri, cựu Phó Tổng Giám đốc WTO người Mexico Jesus Seade Kuri hay Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee.

Dự kiến, Đại Hội đồng WTO sẽ nhóm họp từ ngày 15-17/8 để lắng nghe và chất vấn 8 ứng cử viên về kế hoạch hành động của họ trong vai trò dẫn dắt tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu này.

Kể từ khi thành lập vào năm 1995, WTO đã có 3 tổng giám đốc là người châu Âu, trong khi châu Đại Dương, châu Á và Nam Mỹ - mỗi châu lục từng có 1 người đảm nhận cương vị này.

Mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm và ứng cử viên đắc cử phải nhận được sự ủng hộ đa số của 164 nước thành viên WTO qua mỗi lần bình chọn./.

Phương Oanh

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98