Chiến lược đầu tư nửa cuối 2020 - Đón sóng đầu tư mới

03/08/2020 08:30
03-08-2020 08:30:00+07:00

Dịch vụ

Chiến lược đầu tư nửa cuối 2020 - Đón sóng đầu tư mới

Vào 15h00 ngày thứ sáu 31/07/2020, CTCP Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề Chiến lược đầu tư nửa cuối 2020 - Đón sóng đầu tư mới. Đây là hoạt động thay thế buổi gặp gỡ trực tiếp với nhà đầu tư tại Tp. Hồ Chí Minh, vốn đã bị tạm ngưng vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Thông qua hội thảo trực tuyến này, PHS mong muốn mang đến cho nhà đầu tư bức tranh tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô, triển vọng cũng như chiến lược đầu tư cần thiết cho 6 tháng cuối năm 2020.

Trong buổi hội thảo, Ông Lu Hui Hung, Giám đốc CTCP Quản lý quỹ Phú Hưng, đã chia sẻ góc nhìn về nền kinh tế và thị trường chứng khoán trước sự đe dọa của đại dịch Covid-19 trong nửa cuối năm 2020. Nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 đã chứng kiến bước lùi lớn khi tăng trưởng GDP chỉ đạt 1.81%, mức thấp nhất trong lịch sử kể từ năm 1991. Tất cả các nhóm ngành kinh tế đều chứng kiến sự sụt giảm đáng kể do sự đứt gãy của chuỗi sản xuất hay sự mất hút của cầu tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp đã đóng cửa, cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ngày càng gia tăng. Mục tiêu tiếp tục tăng trưởng GPD ở mức 4% trong năm 2020 là một thách thức lớn. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi nhanh chóng và vượt trội. Ông tin rằng khi mối nguy Covid-19 được loại bỏ, đà tăng trưởng sẽ trở lại ngay lập tức.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia được hưởng lợi từ việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự dịch chuyển của dòng vốn FDI từ Trung Quốc sẽ đem lại cho Việt Nam động lực tăng trưởng mới. Trong khi đó, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công sẽ bù đắp được ngay những tổn thất trong tiêu dùng, đầu tư và thương mại do đại dịch gây ra. Việc này cũng sẽ giúp kiện toàn cơ sở hạ tầng để đón sóng đầu tư mới ngay khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch.

Điều thú vị trong thời gian vừa qua là phản ứng của thị trường chứng khoán đối với đại dịch Covid-19. Các nhà đầu tư đã rời đi và quay lại thị trường trong một thời gian rất ngắn, ngay cả khi dịch bệnh chưa được kiểm soát. Các thị trường chứng khoán chính trên toàn thế giới, sau 3 tháng tăng điểm liên tục, hầu như đều đã bù đắp được khoản sụt giảm mạnh trước đây, trung bình lên tới 30%. Một trong những lý do để lý giải cho điều này là quá nhiều tiền đã được bơm ra thị trường thông qua các gói kích thích tăng trưởng kinh tế. Khẩu vị rủi ro cũng đã được đẩy lên cao hơn với các cổ phiếu “New-Economy” như Facebook, Amazon, Google hay Tesla. Điều này cũng có thể giải thích cho việc tại sao những thị trường mới nổi như Việt Nam bị bỏ lại phía sau trong đợt phục hồi này khi chúng ta không có những cổ phiếu như thế. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần phải giữ hy vọng ngay cả viễn cảnh ngắn hạn là ảm đạm. Khi vốn ngoại tháo chạy khỏi thị trường, dòng vốn từ nhà đầu tư cá nhân trong nước trở thành động lực chính giúp thị trường hồi phục. Sự ra đời của các ETF nội mới cũng đã cho thấy được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó quy mô gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây.

Về triển vọng thị trường chứng khoán nửa cuối 2020, Ông Lu cho rằng với dự phóng tăng trưởng lợi nhuận âm ở mức 10% của các doanh nghiệp niêm yết trong năm nay và P/E thị trường 15 lần, vùng định giá hợp lý cho VN-Index sẽ vào khoảng 816 điểm. Kết hợp với phân tích kỹ thuật, VN-Index được dự đoán sẽ dao động quanh vùng 650-900 điểm trong nửa cuối của năm 2020. Rủi ro lớn nhất của thị trường vẫn là sự trở lại của đại dịch COVID-19 trong khi cơ hội tăng tỷ trọng của Việt Nam trong rổ Frontier Market Index vào tháng 11 tới cũng như triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi trong tương lai gần sẽ là những chất xúc tác quan trọng giúp Việt Nam thu hút được dòng vốn đầu tư mới từ nước ngoài.

Khi tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, thị trường nửa cuối năm vẫn chứa đựng nhiều bất ổn, Ông Lu kiến nghị khách hàng nên lựa chọn các nhóm ngành ít chịu tác động từ đại dịch COVID-19. Vật liệu xây dựng cơ bản, Công nghệ và Khu công nghiệp sẽ là những điểm sáng trên thị trường. Hoạt động của các ngành này đều có mối liên quan đến các yếu tố quan trọng như giá dầu thấp, thay đổi lối sống và hưởng lợi từ cuộc chiến tranh lạnh mới. Đây cũng là những nhóm ngành được hưởng lợi từ chủ trương đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ để phục hồi nền kinh tế, được các chuyên gia phân tích của Phú Hưng trình bày tại hội thảo qua các bài tham luận như “Đầu tư công và các nhóm ngành được hưởng lợi”, “Bất động sản Khu công nghiệp đón sóng dịch chuyển FDI”.

Ngoài ra, dự kiến vào đầu tháng 8/2020, PHS sẽ triển khai ứng dụng giao dịch chứng khoán trên thiết bị di động “PHS-Mobile Trading” với hai phiên bản dành cho điện thoại di động, máy tính bảng và hoạt động trên cả hai hệ điều hành Android và iOS. PHS kỳ vọng các icon thân thiện và những tiện ích trên ứng dụng PHS-Mobile trading sẽ hỗ trợ Quý Nhà đầu tư giao dịch thuận lợi và hiệu quả hơn. Đồng thời, PHS cũng sẽ triển khai chương trình khuyến mại dành cho khách hàng thực hiện tải và giao dịch chứng khoán thông qua ứng dụng này. Thông tin chi tiết về chương trình sẽ được công bố trên website www.phs.vn

CTCP Chứng khoán Phú Hưng

FILI

                                     





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Có nên mua MWG, VCB và NT2?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua MWG nhờ động lực dài hạn từ chuỗi bách hóa xanh; VCB khả quan vì vị thế dẫn đầu về quy mô lợi nhuận trong ngành ngân...

Góc nhìn tuần 23-27/06: Có thể tăng tiếp?

Một số công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng thị trường vẫn có khả năng tăng điểm trong tuần tới. VN-Index được kỳ vọng hướng tới vùng 1,375, thậm chí là 1,400. Dù...

Góc nhìn 20/06: Chinh phục mốc 1,400?

VPBankS cho rằng với quán tính tăng điểm như hiện nay, VN-Index có thể hướng tới chinh phục lại mốc cản 1,380-1,400 điểm trong các phiên tới.

Các “ông lớn” ngành chăn nuôi khẳng định vị thế trên sân nhà

Thị trường chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nước những năm vừa qua đã có bước chuyển dịch rõ rệt, với sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp nội địa. Trong đó...

Góc nhìn 19/06: Cần bứt phá thoát khỏi vùng kháng cự 1,350

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index gặp khó khi tiếp cận lại vùng kháng cự 1,350 điểm, tuy nhiên các chỉ báo động lượng đều cho thấy dấu hiệu mạnh lên...

Góc nhìn 18/06: Chờ pha bứt phá 1,350

Theo CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS), trong trường hợp lạc quan, VN-Index có thể vượt lên vùng 1,350. Tuy nhiên, áp lực cung ngắn hạn sẽ gia tăng khi chỉ số tiếp tục...

Có 60 - 65% xác suất thị trường đã tạo đáy trước nhiều biến số

Tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 16/06, ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh số Chứng khoán VPBank (VPBankS) dự báo về thị trường chứng khoán trong...

Góc nhìn 17/06: Hướng lên 1,350 điểm?

Sau phiên tăng đến gần 23 điểm, các công ty chứng khoán (CTCK) đưa ra quan điểm tích cực hơn về xu hướng ngắn hạn của VN-Index. Tuy vậy, nhiều bên vẫn giữ thái độ...

Hàng loạt hộ kinh doanh đóng cửa sau khi áp dụng quy định bỏ thuế khoán, đại diện Masan nói gì?

Chia sẻ tại hội thảo "Chiến lược đầu tư trong bối cảnh mới" sáng ngày 14/06, ông Dương Hoàng Phú - Trưởng phòng cao cấp khối nguồn vốn Tập đoàn Masan (HOSE: MSN)...

POW, PNJ và DGC khả quan?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị POW khả quan nhờ các nhà máy cũ được kỳ vọng sẽ vận hành ổn định trở lại; PNJ khả quan do giá cổ phiếu đã được chiết khấu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98