Dệt may thêm chật vật trước 'sóng' Covid-19 mới

03/08/2020 08:10
03-08-2020 08:10:01+07:00

Dệt may thêm chật vật trước 'sóng' Covid-19 mới

Covid-19 bùng phát trở lại khiến ngành dệt may, da giày vốn "hụt hơi" vì đợt dịch nửa đầu năm, nay thêm khó khăn.

Báo cáo tài chính quý II của nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức sụt giảm đáng kể do các đơn hàng bị hoãn, huỷ vì Covid-19.

Tại Công ty cổ phần Đầu tư & Thương mại TNG, doanh thu quý II giảm 14%, đạt 1.066 tỷ đồng. Nửa đầu năm, TNG giảm 10% doanh thu còn 1.840 tỷ; lợi nhuận sau thuế đạt gần 66 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) xoay đủ cách để duy trì việc làm, không sa thải người lao động và chuyển một phần sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ phòng dịch... song Covid-19 cũng "thổi bay" 15% doanh thu và 25% lợi nhuận nửa đầu năm. Mức giảm này theo Phó tổng giám đốc Vinatex - ông Cao Hữu Hiếu là "vẫn khả quan hơn dự báo". Ban đầu Vinatex ước tính doanh thu, lợi nhuận lần lượt giảm 30% và 50%.

Sản xuất khẩu trang tại một doanh nghiệp dệt may ở TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Một doanh nghiệp khác là May Sông Hồng cũng ghi nhận kết quả kinh doanh không sáng sủa 6 tháng qua. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II, May Sông Hồng đạt doanh thu thuần 962 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ 2019. Lãi sau thuế đạt 58 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng, lãi giảm 44%, về mức 122 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này cũng đang đối diện khó khăn khác là đối tác lớn tại Mỹ - RTW Retailwinds Inc., công ty mẹ của New York & Co, nộp hồ sơ xin bảo hộ phá sản lên cơ quan chức năng của Mỹ do mất khả năng thanh toán. Đối tác này đang có khoản nợ với May Sông Hồng khoảng 166 tỷ đồng. Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý II, doanh nghiệp chưa trích lập dự phòng cho khoản nợ này.

Tình hình sẽ còn khó khăn vào nửa cuối 2020 khi cả Việt Nam và thế giới đang đối diện với "sóng" dịch bệnh mới.

Theo báo cáo tháng 7 và 7 tháng của ngành Công Thương, sản xuất trang phục tháng 7 tăng 13,2% so với tháng 6, nhưng tính chung 7 tháng vẫn giảm gần 5% so với cùng kỳ 2019. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may mặc 7 tháng ước đạt gần 16,2 tỷ USD, giảm hơn 12%; xơ, sợi dệt các loại cũng giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng giống dệt may, ngành sản xuất, xuất khẩu giày dép chịu tác động tiêu cực do Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 7 tháng đầu năm ước đạt 9,53 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019.

Nếu nửa đầu năm, việc chuyển dịch sang sản xuất các mặt hàng khẩu trang, đồ bảo hộ y tế... được coi là "cứu cánh" cho nhiều doanh nghiệp dệt may thì hiện giá các sản phẩm này đã giảm mạnh do dư cung trên toàn cầu. Thậm chí, có doanh nghiệp trong ngành, như TNG đã tuyên bố dừng sản xuất khẩu trang vì thị trường bão hòa để tập trung vào các mặt hàng giá trị cao.

Kiếm đơn hàng trong bối cảnh này không dễ với phần đông các doanh nghiệp dệt may, nhất là khi Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều nước và cả Việt Nam. Bộ Công Thương cho biết, nhiều doanh nghiệp dệt may gần như chưa có đơn hàng cho 2 quý cuối năm, với các sản phẩm có giá trị cao như veston, sơ mi cao cấp...

Chưa kể, hành vi tiêu dùng đã thay đổi đáng kể vì Covid-19. Khảo sát gần đây của Deloitte tại thị trường quốc tế và Vinatex với thị trường nội địa đều cho thấy, những ưu tiên hàng đầu của người dân là dược phẩm, thực phẩm và gửi tiền tiết kiệm. Quần áo tuy vẫn có vị trí thứ tư trong danh mục ưu tiên nhưng cho thấy ngân sách dành cho hàng may mặc rất hạn chế.

"Xu hướng tiêu dùng ít đi, sử dụng các mặt hàng cơ bản nhiều hơn, sức mua sắm thấp... sẽ chi phối thị trường thời trang thời gian tới", ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Vinatex nhận xét.

Theo ông, tổng cầu giảm sẽ đẩy cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất dệt may trở nên khốc liệt hơn. "Giá thấp hơn, áp lực người mua lớn hơn, cuộc chiến giành thị phần sẽ gay gắt thời gian tới", CEO Vinatex nói và cho biết thời gian này các doanh nghiệp thuộc Vinatex vẫn đang cố gắng tăng tốc đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh, chống dịch.

Vinatex dự báo, xuất khẩu dệt may Việt Nam 6 tháng cuối năm tiếp tục giảm khoảng 14-18% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm nay khoảng 32,75 tỷ USD giảm 16% so với 2019.

Ông Trường cho rằng, nửa cuối năm doanh nghiệp dệt may cần bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa chỉ chiếm 10% năng lực. Song đây sẽ là giải pháp giải quyết việc làm đáng kể cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp dệt may cũng cần hạn chế sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm, bố trí lại lực lượng sản xuất, duy trì việc làm và thu nhập để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.

Trên thế giới, Liên đoàn Dệt may quốc tế (ITMF) dự báo, tổng nhập khẩu dệt may thế giới chỉ đạt ngưỡng 600 - 640 tỷ USD, giảm 15-20% so với 2019 với kịch bản dịch bệnh kéo dài hết 2020. ITMF nhận định, phải từ quý III năm sau tiêu thụ hàng dệt may mới có thể hồi phục bình thường nếu dịch được kiểm soát tốt. Và như vậy, tương lai khó khăn vẫn đe doạ ngành dệt may toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Anh Minh

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98