Điểm yếu của hàng Việt trong hội nhập

28/08/2020 14:09
28-08-2020 14:09:00+07:00

Điểm yếu của hàng Việt trong hội nhập

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nhất là EVFTA đều đề cao các tiêu chí phụ để sản xuất ra sản phẩm như môi trường, quan hệ lao động…

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt đang chú trọng đến chất lượng sản phẩm hơn là những tiêu chí này. Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) có 17 chương thì nguyên Chương 17 của hiệp định này quy định về phát triển bền vững. Trong đó nội dung chính chủ yếu là các cam kết các hoạt động về thương mại, đầu tư sẽ không có tác động/ảnh hưởng tiêu cực tới vấn đề bảo vệ môi trường.

Đối với các doanh nghiệp có khả năng ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp từ các thị trường khó tính sẽ có các đội đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm. (Nguồn: TCTS)

Trong những mặt hàng Việt Nam xác định là mũi nhọn xuất khẩu sang EU, có nhiều mặt hàng trong quá trình sản xuất đang gây tác động xấu đến môi trường, như nước nuôi tôm ô nhiễm môi trường hay nhà máy dệt may xả thải không qua xử lý…

Trong khi đó, với những doanh nghiệp nhập khẩu của các thị trường khó tính thường “soi” rất kỹ việc sử dụng lao động, quan hệ cộng đồng..., các tiêu chí về trách nhiệm xã hội. Những nhà bán lẻ lớn của Mỹ, châu Âu hiện nay còn đánh giá về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo những tiêu chí rất cao, như sản xuất phải tiết kiệm điện, nước để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đối với các doanh nghiệp có khả năng ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp từ các thị trường khó tính sẽ có các đội đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đã không ít doanh nghiệp bị đánh rớt trong quá trình đánh giá vì khu vực bãi rác gần khu sản xuất và đầy ruồi nhặng, chuột, gián; có doanh nghiệp thì để nhà kho lộn xộn và không đảm bảo an toàn….

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp gia công, chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng là điều quan trọng. Xu thế bảo hộ, xung đột thương mại đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt trong quan hệ giữa các nền kinh tế lớn, tác động nhiều mặt tới nền kinh tế toàn cầu, khu vực và Việt Nam. Tính đến hết tháng 3/2020, đã có gần 160 vụ việc phòng vệ thương mại do 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong số đó, các nước khởi xướng điều tra nhiều nhất là Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, EU....

Tuy nhiên, cũng như sức ép cạnh tranh, đây vừa là thách thức cũng vừa là động lực để thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng, tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu…để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp của mình.

Bùi Phú

Diễn đàn Doanh nghiệp







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam là thị trường xuất khẩu hàng hóa thứ 8 của Singapore

Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 16,23 tỷ SGD, tăng 28,07% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó xuất khẩu tăng...

TP.HCM tháo vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Sở NN&MT TP.HCM vừa có báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công các dự án được ghi vốn bồi thường trong năm 2024, năm 2025.

TP.HCM giao cho các siêu thị triển khai 'Tick xanh trách nhiệm'

Sở Công Thương TP.HCM đã vận động và đã có bốn sàn lớn tham gia "Tick xanh trách nhiệm".

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí cách mạng Việt Nam phải tiếp tục vươn mình mạnh mẽ

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2025) sáng 21/06, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát huy truyền thống vẻ vang...

Đồ gỗ Việt Nam trước sức ép chi phí logistics xanh

Các quy định mới từ Liên minh châu Âu, Tổ chức Hàng hải Quốc tế và loạt cam kết khí hậu đang buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải đo lường và giảm phát thải carbon...

Phó Thủ tướng yêu cầu hành động quyết liệt để triển khai 25 dịch vụ công toàn trình

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu hành động quyết liệt, đồng bộ để triển khai 25 dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, hướng tới...

Đường dây 3 doanh nghiệp sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP

Đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP hoạt động bài bản bởi hệ sinh thái là 3 công ty, quảng cáo rầm rộ thông qua nhiều người nổi tiếng.

Tập đoàn HP của Mỹ muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam với quy mô 2-3 tỷ USD

Trưa 20/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Antoine Colin - Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách toàn cầu về chuyển đổi số và chuỗi cung ứng của Tập đoàn HP...

Phó Thủ tướng Thường trực: Việt Nam hội đủ các điều kiện để xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định, việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được đánh giá là quyết định rất sáng suốt...

Bộ trưởng Công Thương: Việt Nam muốn cùng Hoa Kỳ xây dựng quy tắc xuất xứ hài hòa

Tại phiên đàm phán trực tuyến trong khuôn khổ Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98