Doanh nghiệp Mỹ và châu Âu phải tốn 1,000 tỷ USD để chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc

19/08/2020 13:36
19-08-2020 13:36:52+07:00

Doanh nghiệp Mỹ và châu Âu phải tốn 1,000 tỷ USD để chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc

Nếu muốn chuyển dịch chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch Covid-19, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tổn thất 1 ngàn tỷ USD trong vòng 5 năm, theo nghiên cứu của Bank of America (BofA).

Tuy nhiên, Ngân hàng này cho rằng động thái dịch chuyển khỏi Trung Quốc có thể tạo lợi ích cho các công ty trong dài hạn.

* Foxconn: Đã qua rồi thời Trung Quốc là công xưởng thế giới

Thậm chí trước đại dịch Covid-19, cuộc khảo sát của BofA phát hiện ra các công ty đang tránh toàn cầu hóa chuỗi cung ứng và chuyển theo hướng nội địa hóa. Điều này là do xuất hiện nhiều yếu tố đe dọa đến mạng lưới cung ứng linh kiện cho các nhà máy hiện đại, bao gồm xung đột thương mại, lo ngại an ninh quốc gia, biến đổi khí hậu và sự trỗi dậy của tự động hóa.

Báo cáo này cho thấy đại dịch Covid-10 đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng cho 80% lĩnh vực trên toàn cầu, từ đó buộc hơn 75% doanh nghiệp phải mở rộng phạm vi đa dạng hóa nơi sản xuất.

Mặc dù mỗi bên liên quan tiếp cận với việc chuyển dịch sản xuất từ một góc nhìn khác nhau, nhưng các chuyên viên phân tích quan sát thấy rằng họ đều đưa ra cùng một kết luận: Một phần chuỗi cung ứng lẽ ra nên được chuyển dịch trong bên trong biên giới quốc gia, nhưng thay vào đó, chuỗi cung ứng lại được chuyển sang những quốc gia “đồng minh”, trích từ báo cáo của BofA.

Khoảng 2/3 thành phần tham gia cuộc khảo sát của BofA nghĩ rằng việc nội địa hóa hoặc dịch chuyển chuỗi cung ứng sẽ là sự chuyển dịch cấu trúc quan trọng nhất trong thế giới hậu Covid-19.

Tổn thất 1 ngàn tỷ USD

Việc chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất có liên quan đến xuất khẩu ra khỏi Trung Quốc có thể khiến các công ty tổn thất 1 ngàn tỷ USD trong 5 năm, BofA dự báo.

Các chuyên viên phân tích tại BofA cho biết điều này có khả năng làm giảm ROE bớt 70 điểm cơ bản, nhưng phần bù rủi ro có khả năng sẽ thấp hơn. Điều này có nghĩa tác động tiêu cực của việc chuyển dịch sẽ “lớn, nhưng không quá lớn để ngăn cản các công ty chuyển cơ sở sản xuất”, các chuyên viên phân tích cho biết.

Để bù đắp cho chi phí hoạt động cao hơn đi kèm với việc chuyển dịch sản xuất, các nhà hoạch định chính sách và ban quản lý công ty có thể sẽ hành động quyết liệt, BofA dự báo.

“Các nhà hoạch định chính sách được dự báo sẽ giúp đỡ thông qua các gói ưu đãi thuế, giảm bớt chi phí vay nợ và các trợ cấp khác”, BofA cho biết. Gần đây, các chính quyền Mỹ, Nhật Bản, EU, Ấn Độ và Đài Loan đều thông báo sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...

Ông Trump nói Mỹ thu 55% thuế quan, Trung Quốc chỉ thu 10% 

Trong ngày 11/06, Tổng thống Donald Trump thông báo Trung Quốc sẽ cung cấp trước đất hiếm cho Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại mới, gọi đây là thỏa thuận...

Tin vui của Fed: CPI lõi tăng yếu hơn dự báo, thuế quan chưa gây tác động lớn

Giá tiêu dùng Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 5, cho thấy thuế quan của Tổng thống Donald Trump chưa tác động đáng kể đến lạm phát.

Mặt trái của chính sách “Made in China”: Dư thừa công suất và căng thẳng thương mại

Câu chuyện thành công của Made in China 2025 không chỉ có mặt tích cực. Phía sau những con số ấn tượng là cả một loạt vấn đề từ lãng phí nguồn lực đến xung đột...

Elon Musk thừa nhận "hối hận” sau cuộc đấu khẩu gay gắt với Tổng thống Trump

Sau cuộc đấu khẩu công khai làm dậy sóng dư luận trong tuần qua, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ lên tiếng thừa nhận "hối hận" về những bài đăng chỉ trích gay gắt Tổng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98