Fed thay đổi chiến lược chính sách, dọn đường cho kỷ nguyên lãi suất thấp kéo dài

27/08/2020 21:19
27-08-2020 21:19:34+07:00

Fed thay đổi chiến lược chính sách, dọn đường cho kỷ nguyên lãi suất thấp kéo dài

Tối ngày 27/08 (giờ Việt Nam), Fed nhất trí thông qua chiến lược mới, trong đó sẽ gạt bỏ một thông lệ mà cơ quan này đã thực hiện trong hơn 30 năm qua: Nâng lãi suất trước để ngăn lạm phát tăng cao hơn.

Chủ tịch Fed Jerome Powell tiết lộ về những cập nhật chiến lược chính sách trong một bài phát biểu tại cuộc họp ngày 27/08. Hệ quả của chiến lược này là có thể còn rất lâu trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cân nhắc nâng lãi suất trở lại.

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Ông Powell cho biết sự thay đổi về chiến lược chính sách phản ánh bài học mà các quan chức đã rút ra trong những năm gần đây, rằng lạm phát không hề tăng như dự kiến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp lịch sử.

“Chúng phản ánh quan điểm rằng có thể duy trì một thị trường việc làm mạnh mẽ mà không gây ra sự bùng nổ về lạm phát”, ông Powell nói.

Chủ tịch Fed khởi đầu việc đánh giá lại chiến lược thiết lập chính sách vào cuối năm 2018, do bị thôi thúc bởi suy nghĩ rằng các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ đối mặt với khó khăn to lớn hơn để thúc đẩy tăng trưởng vì lãi suất đã ở mức thấp. Cuộc suy thoái xuất phát từ đại dịch Covid-19 đã phơi bày rõ những thách thức này. Trước bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh, Fed đột ngột giảm lãi suất từ phạm vi 1.5-1.75% xuống gần 0%, đồng thời còn mua hàng ngàn tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ để ổn định thị trường.

Khép lại đợt review kéo dài cả năm qua, Chủ tịch Fed thông qua việc thay đổi các mục tiêu dài hạn và chiến lược chính sách tiền tệ và nhận được “cái gật đầu” từ tất cả 17 quan chức của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC).

Trong nhiều năm, Fed biện hộ cho kế hoạch dần dần rút lại gói kích thích bằng lời cảnh báo rằng việc để gói kích thích trong thời gian quá dài có thể khiến áp lực giá tăng vọt, nhất là khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tuy nhiên, theo tuyên bố mới vào ngày 27/08, Fed báo hiệu sẽ không nâng lãi suất chỉ vì dự báo lạm phát sẽ tăng, thay vào đó, họ sẽ chờ cho đến khi có bằng chứng cho thấy lạm phát đã ở mục tiêu 2%.

Fed tin rằng nền kinh tế vận hành tốt nhất khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng hành xử cứ như thể lạm phát sẽ được san phẳng qua thời gian mặc cho những đợt thăng giáng trong ngắn hạn. Các quan chức Fed muốn lạm phát ở mức 2% vì họ xem đây là mức đi kèm với tăng trưởng lành mạnh.

Cơ quan này đưa ra sự thay đổi quan trọng về lạm phát mục tiêu: Đó là nếu lạm phát ở dưới ngưỡng 2% trong những đợt kinh tế suy yếu, họ sẽ để lạm phát tăng hơn 2% khi nền kinh tế khỏe mạnh, miễn sao khi tính bình quân, lạm phát của 1 giai đoạn sẽ là 2%.

“Ủy ban muốn đặt mục tiêu lạm phát bình quân trong 1 giai đoạn là 2%. Do đó, các quan chức cho rằng sau giai đoạn lạm phát liên tục ở dưới mức 2%, chính sách tiền tệ hợp lý có thể sẽ nhắm tới việc đẩy lạm phát cao hơn 2% trong một khoảng thời gian”, trích từ tuyên bố của Fed.

Ông Powell cho biết Fed “không bó chặt với một công thức toán học để định nghĩa từ ‘trung bình’ một cách cụ thể” và ông mô tả sự thay đổi này là “một dạng linh hoạt của việc đặt mục tiêu lạm phát trung bình (Average inflation)”.

Khi Fed chính thức áp dụng mục tiêu lạm phát 2% trong năm 2012, lãi suất ngắn hạn được giữ gần mức 0% như hiện nay. Thế nhưng, các quan chức Fed, chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư phần lớn kỳ vọng lãi suất này sẽ trở về ngưỡng bình thường khoảng 4% một khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

Thậm chí trước khi đại dịch ập đến, mức lãi suất của Fed vẫn dưới mức 4% rất nhiều vì những lý do như cơ cấu dân số, toàn cầu hóa, công nghệ và các lực lượng đã kìm hãm lạm phát.

Ngoại trừ một giai đoạn ngắn trong năm 2018, lạm phát đã ở dưới mức mục tiêu và chưa bao giờ ở trên ngưỡng này. Mặc dù mức chênh lệch tương đối thấp, nhưng ông Powell cho biết chúng vẫn đang lo ngại vì việc không thể đạt mục tiêu có thể dẫn tới những đợt giảm về kỳ vọng lạm phát tương lai của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

“Việc lạm phát liên tục dưới mục tiêu 2% khiến chúng tôi lo ngại”, ông Powell nói trong ngày 27/08. Vị Chủ tịch nói thêm Fed cần tránh “một chu kỳ bất lợi mà trong đó lạm phát và kỳ vọng lạm phát ngày càng giảm”.

Chu kỳ này cực kỳ đáng ngại vì lạm phát kỳ vọng phản ánh trực tiếp vào mức lãi suất chung, ông nói. Lạm phát thấp hơn khiến các ngân hàng trung ương bị mắc kẹt với mức lãi suất thấp và khó có thể sử dụng công cụ lãi suất để ngăn chặn suy thoái.

“Chúng tôi chứng kiến diễn biến bất lợi này xảy ra ở các nền kinh tế khác trên thế giới và biết rằng một khi diễn biến này xuất hiện thì rất khó để vượt qua”, ông Powell nhận định. “Chúng tôi muốn làm những gì có thể để ngăn chặn diễn biến này xảy ra tại nước Mỹ”.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm 80% trong tháng 5

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lô hàng gửi đến Nhật Bản giảm 54%. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các...

Làn sóng các tập đoàn toàn cầu quay lưng với cam kết khí hậu

Từ Amazon đến Wells Fargo, hàng loạt tập đoàn lớn đang đồng loạt rút lui khỏi các cam kết về khí hậu.

Thống đốc Fed: Có thể hạ lãi suất ngay trong tháng 7

Thống đốc Fed Christopher Waller bất ngờ cho rằng NHTW có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 7. 

Bill Gates và Sam Altman gọi vốn tỷ đô cho năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI

Hai công ty được hậu thuẫn bởi Bill Gates và Sam Altman đang tận dụng làn sóng kỳ vọng rằng năng lượng hạt nhân sẽ giữ vai trò then chốt trong vận hành các trung...

Đà phục hồi bất động sản Trung Quốc chững lại

Đà phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc đang chững lại khi giá nhà ở tiếp tục giảm mạnh. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo, trong những năm tới, nhu cầu nhà...

Khách Trung Quốc “quay lưng” với Thái Lan, cổ phiếu sân bay Thái Lan giảm hơn 50%

Từng chứng kiến dòng du khách ồ ạt hậu dịch Covid-19, Thái Lan giờ chỉ còn đón những luồng khách lẻ tẻ, tạo áp lực nghiêm trọng lên Airports of Thailand Plc (AoT) -...

Chủ tịch Fed: Tác động thuế quan sắp đến

Hiện có rất nhiều điều chưa biết về triển vọng kinh tế và lãi suất, nhưng Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu ít nhất một điều dường như chắc chắn: Giá cả sẽ...

Fed giữ nguyên lãi suất, vẫn dự báo hai lần giảm lãi suất trong năm nay

Fed đã giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Nhưng điều đáng chú ý nhất là họ vẫn dự báo hai lần giảm lãi...

Thế giới đối mặt “cú sốc xuất khẩu mới” từ Trung Quốc

Hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đang tràn khắp thế giới, khi thuế quan của Tổng thống Trump đóng cửa thị trường Mỹ và buộc hàng hóa Trung Quốc phải tìm đường sang các...

Nomura: Mỹ có thể áp thuế quan cao lên châu Á để ngăn hàng Trung Quốc "đi vòng”

Mỹ có thể áp mức thuế quan cao đối với các nước Đông Nam Á do dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng hàng hóa qua khu vực này để tránh mức thuế cao hơn, theo...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98