Giải ngân vốn đầu tư công đang có chuyển biến tích cực

04/08/2020 13:19
04-08-2020 13:19:00+07:00

Giải ngân vốn đầu tư công đang có chuyển biến tích cực

Mặc dù dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước, song dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng và ước 7 tháng đã có sự chuyển biến tích cực so với các tháng đầu năm.

* Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều bộ, ngành xin trả lại vốn ODA

* Giải ngân vốn đầu tư công nhanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang chuyển biến tích cực.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 6 tháng và ước thực hiện 7 tháng năm 2020, lũy kế thanh toán vốn kế hoạch từ đầu năm đến ngày 31/7 là hơn 216,538 tỷ đồng, đạt 35.6% kế hoạch. Trong đó: Vốn trong nước là hơn 191,898 tỷ đồng (đạt 37.4% kế hoạch), vốn nước ngoài là hơn 13,025 tỷ đồng (đạt 19.5% kế hoạch), vốn chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 11,614 tỷ đồng (đạt 39.8% kế hoạch).

Như vậy, kết quả này đã có sự chuyển biến tích cực so với các tháng đầu năm (5 tháng đầu năm tỉ lệ giải ngân cả nước so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đạt 26.2%).

Đến ngày 31/7, 12 bộ, cơ quan Trung ương và 38 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 35%, trong đó có 6 bộ, cơ quan Trung ương và 8 địa phương có tỉ lệ giải ngân trên 55% gồm: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (100%), Ngân hàng Chính sách xã hội (99.45%), Hội Nhà văn Việt Nam (93.59%), Bộ Nội vụ (62.85%), Ngân hàng Phát triển (61.09%), Hội Nhà báo Việt Nam (59.51%), Tiền Giang (73.98%), Nghệ An (69.23%), Lạng Sơn (63.44%), Hưng Yên (58.19%), Ninh Bình (56.85%), Phú Thọ (56.33%), Hà Nam (55.5%), Thái Bình (55.18%).

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy có 24 bộ, cơ quan Trung ương và 6 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 25%. Trong đó, có 10 bộ, cơ quan Trung ương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 10%, đáng chú ý có đơn vị chưa giải ngân đồng vốn nào, như: Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Qua tổng hợp báo cáo và thực tế công tác kiểm tra tại một số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, Bộ Tài chính đã chỉ ra các nguyên nhân của tình trạng chậm thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công như: Chính sách về giải phóng mặt bằng, tái định cư vẫn còn có vướng mắc chưa được sự đồng thuận của người dân dẫn đến tình trạng khiếu kiện ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng triển khai dự án. Ngoài ra còn do tác động của đại dịch COVID-19 nên việc huy động nhân lực, vật tư, tổ chức thi công gặp nhiều khó khăn nhiều công trình phải tạm dừng thi công ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công…

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công các tháng cuối năm, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc thu hồi kế hoạch vốn năm 2020 đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện bố trí vốn hoặc không còn nhu cầu sử dụng vốn (28,178,633 tỷ đồng); đồng thời tổng hợp phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 về danh mục, mức vốn bố trí cho từng dự án để báo cáo Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để kiểm soát việc giải ngân theo dự án.

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần khẩn trương thực hiện các thủ tục phê duyệt đơn giá, chi phí dự phòng... để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, trường hợp có vướng mắc, làm việc với Bộ Xây dựng để được hướng dẫn cụ thể.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bước đột phá trong quản lý thuế: Quy định mới về thanh toán không dùng tiền mặt và tác động đến doanh nghiệp

Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, một trong những nội dung quan trọng là tất cả giao dịch phải thanh toán không...

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính lớn trong lĩnh...

Đề xuất cho phép hộ kinh doanh lập 'biên nhận bán hàng điện tử' qua app, Zalo, SMS

Bộ Tài chính đang dự thảo hồ sơ xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), đề xuất chính sách đổi mới phương pháp quản lý đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm...

Hộ kinh doanh sẽ tự khai doanh thu, tính toán nâng ngưỡng không chịu thuế lên 400 triệu/năm

Từ năm 2026, chính sách thuế sẽ được định hướng theo hướng phân loại hộ và cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm dựa trên mức doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán đối với hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, doanh thu dưới 1 tỷ đồng

Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Chính phủ có giải pháp gì để để hộ kinh doanh hứng khởi nộp thuế?

“Chính phủ đã có kế hoạch, giải pháp nào để thực thi cách tính thuế mới đối với hộ kinh doanh sau khi bỏ thuế khoán, để các hộ thấy thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn...

Hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đều bị xem là vi phạm

Theo quy định, kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ bị xem là vi phạm.

Thanh toán cho vốn đầu tư công đạt hơn 200.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đến ngày 31/5, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 170.917 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn bình quân 9,95% năm và lãi suất bình quân 2,9%/năm, kết quả này đã góp...

Lãnh đạo Cục Thuế: Thuế khoán không còn phù hợp, nhiều hộ kinh doanh bán hàng xuyên biên giới

Theo lãnh đạo Cục Thuế, hình thức thuế khoán đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay vì quy mô hoạt động kinh doanh đã khác trước.

Không lập hoá đơn, lập hoá đơn sai thời điểm có thể bị phạt tới 100 triệu

Bộ Tài chính đề xuất phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng nếu không lập hoá đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với 50 số hóa đơn trở lên.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98