Hàng không, đường sắt lại liêu xiêu

07/08/2020 09:29
07-08-2020 09:29:04+07:00

Hàng không, đường sắt lại liêu xiêu

Chưa kịp “vớt vát” chút gì sau thiệt hại của đợt bùng phát dịch COVID-19 hồi tháng 3-4 vừa qua, các doanh nghiệp vận tải hành khách, đặc biệt là hàng không và đường sắt lại đối mặt khó khăn chồng chất của đợt dịch tái bùng phát lần này. Sau nửa đầu năm, số lỗ của các doanh nghiệp này đã lên tới chục nghìn tỷ đồng.

* Vietnam Airlines lên kế hoạch lỗ hơn 15,000 tỷ trong năm 2020

Hàng không Việt Nam đang chịu khoản lỗ kỷ lục do dịch bệnh. Ảnh: H.V

Dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 2, nhà nhà hủy kế hoạch đi lại, nghỉ ngơi, các doanh nghiệp vận tải lại phải cắt giảm hoạt động. Cao điểm hè kết thúc bất ngờ, nhanh hơn dự kiến, thay vì kéo dài tới tháng 9.

Với đường sắt, chiều 5/8, Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (VNR) Trần Thiện Cảnh cho biết, trong 1 tuần vừa qua, lượng khách trả vé tương đương số tiền hoàn khoảng 25 tỷ đồng. Sau khi Đà Nẵng phát hiện các ca nhiễm COVID-19, từ ngày 28/7 tới 11/8, đường sắt tạm dừng chạy tàu khách đi/đến giữa Hà Nội/TPHCM - Đà Nẵng, không dừng đón, trả khách tại ga Đà Nẵng.

Do lo ngại dịch, nhiều khách hủy vé, nên đường sắt phải dừng khai thác trong tháng 8 với hơn 10 mác tàu vừa chạy thường lệ lại sau đợt tạm dừng hồi tháng 3, 4. Theo đó, từ ngày 1/8, đường sắt tạm dừng khai thác một số đôi tàu, như: SE11/SE12 (Hà Nội - Sài Gòn); NA1/NA2 (Hà Nội - Vinh), SP3/SP4 (Hà Nội - Lào Cai); SE21/SE22 (Sài Gòn - Quảng Nam); SQN1/SQN2 (Sài Gòn - Quy Nhơn)... Một số tàu khu đoạn như Hà Nội - Yên Bái, Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết... cũng giảm tần suất khai thác từ hằng ngày xuống chỉ chạy cuối tuần. 

Với hàng không, trước khi dịch tái bùng phát, mạng bay nội địa tăng so với cùng kỳ năm trước hơn 10%, nhưng chỉ được ít ngày. Đợt dịch bùng phát lần này, hàng không tiếp tục chịu tác động mạnh nhất. Toàn bộ đường bay đi/đến Đà Nẵng tạm dừng hoạt động từ ngày 28/7 tới hết ngày 11/8.

Trước khi dừng, riêng sân bay này, các hãng trong nước khai thác 11 đường bay, với xấp xỉ 100 chuyến đến/ngày; bình quân mỗi ngày có khoảng 40.000 khách đi/đến Đà Nẵng. Cùng với đó, các chặng bay chở nhiều khách du lịch đi/đến Phú Quốc, Nha Trang, Huế, Quy Nhơn... cũng phải giảm tần suất do khách hủy chuyến. Từ câu chuyện khan hiếm vé nay trên mạng và trang của các hãng, vé rẻ vẫn “ế” ít người mua. Các hãng tính toán, hiện lượng khách đã giảm khoảng 30% so với thời điểm trước khi dịch bùng phát tại Đà Nẵng.

Tê liệt vì lỗ nặng

Cty CP Hàng không Vietjet vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2020 và 6 tháng đầu năm. Theo đó, khi đợt dịch COVID-19 lần thứ nhất được khống chế, hãng đã mở 52 đường bay nội địa, với 14.000 chuyến bay, chuyên chở hơn 2 triệu lượt khách. Dù vậy, trong quý vừa qua, doanh thu vận tải hàng không của Vietjet chỉ đạt 1.970 tỷ đồng, giảm 54% so với cùng kỳ, và lỗ 1.122 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, hãng lỗ trong hoạt động vận tải hàng không 2.111 tỷ đồng. 

Với Vietnam Airlines, lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2020, hãng đạt doanh thu gần 25.000 tỷ đồng, lỗ hơn 6.500 tỷ đồng. Trước đó, khi chưa có đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 2, Vietnam Airlines tính toán sản lượng khai thác cả năm nay giảm khoảng 48% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng; lỗ gần 20.000 tỷ đồng (sau cắt giảm chi phí còn lỗ khoảng 15.000-16.000 tỷ đồng). Nay dịch tái bùng phát lần thứ 2, con số ước tính này có thể sẽ thay đổi lớn hơn vào cuối năm.

Tới nay, Bamboo Airways vẫn chưa công bố số liệu kinh doanh của nửa đầu năm nay, còn theo một con số được lãnh đạo hãng này công bố thì riêng trong quý I/2020, hãng lỗ hơn 1.500 tỷ đồng. Tương tự, với Pacific Airlines (tiền thân là Jetstar Pacific Airlines) dự kiến sản lượng và doanh thu cả năm 2020 cũng giảm tương ứng 64% so với cùng kỳ năm trước, lỗ 1.200 tỷ đồng.

Với đường sắt, lãnh đạo VNR cho biết, trong nửa đầu năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khách đi tàu chỉ đạt hơn 2 triệu lượt, giảm 51% so với cùng kỳ năm trước. VNR dự kiến, doanh thu hợp nhất 7 tháng đầu năm đạt hơn 3.600 tỷ đồng, lỗ hơn 725 tỷ đồng.

Cho đến thời điểm này, các hãng hàng không và đường sắt tiếp tục áp dụng chính sách miễn phí đổi ngày, đổi chặng, bảo lưu vé, hoặc hoàn vé cho những chuyến bay, chuyến tàu đã tạm dừng khai thác. Cùng với đó, các doanh nghiệp tăng cường áp dụng biện pháp phòng chống dịch bệnh trên máy bay, khoang tàu...

Lê Hữu Việt

Tiền phong







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98