Mục tiêu '1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động' vẫn còn xa

03/08/2020 08:28
03-08-2020 08:28:07+07:00

Mục tiêu '1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động' vẫn còn xa

Để đạt mục tiêu nền kinh tế có 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, cần nêu cao khát vọng khởi nghiệp và Nhà nước các cấp, các ngành cần hỗ trợ tích cực hơn để khuyến khích, hỗ trợ các DN.

Nhà nước các cấp, các ngành cần hỗ trợ tích cực hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì hoạt động. Ảnh: Phạm Hùng

Công cuộc khởi nghiệp đã góp phần làm cho số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới liên tục cao lên trong mấy năm gần đây, nhưng số doanh nghiệp đang hoạt động đến nay vẫn còn cách rất xa mục tiêu 1 triệu vào năm 2020.

Số doanh nghiệp đang hoạt động giảm 

Trước hết, xin giả thiết số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm đều được đưa vào hoạt động (thực tế không ít người đăng ký thành lập nhiều doanh nghiệp còn để mua/bán hóa đơn, chuyển giá, nhưng chỉ có 1 đơn vị hoạt động), cùng với số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong các kỳ trước, kỳ này quay trở lại hoạt động được coi là những doanh nghiệp vào thị trường; những doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động được coi là ra khỏi thị trường. Nếu lấy số doanh nghiệp đang hoạt động đầu kỳ cộng với số doanh nghiệp vào thị trường, trừ đi số doanh nghiệp ra khỏi thị trường sẽ được số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến cuối kỳ này. Theo đó, diễn biến số doanh nghiệp trong năm 2019 và 6 tháng 2020 như sau.

Nguồn: Tính từ Báo cáo của Tổng cục Thống kê.

Số doanh nghiệp đang hoạt động đến cuối năm 2019, tức là có vào đầu năm 2020 là 650.800.

Trong đó, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng là 620.5000, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có nguyên nhân chủ yếu là tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt tốc độ tăng khá so với cùng kỳ năm trước (tăng 16,4%) do 2 yếu tố: do tinh thần ý chí kinh doanh của các chủ doanh nghiệp cao; do sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, các ngành, các cấp.

Cộng số doanh nghiệp vào thị trường trong 6 tháng năm 2020 đạt 87.200, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Do số doanh nghiệp ra khỏi thị trường nhiều hơn số vào thị trường, nên tổng số đơn vị đang hoạt động tính đến cuối tháng 6.2020 đã giảm khoảng 11.030 so với cùng kỳ năm trước.

Thấy gì qua số doanh nghiệp ra khỏi thị trường ?

Số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm ra khỏi thị trường có một số điểm nhấn đáng quan tâm.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 7.433 DN, tuy giảm 5% so với cùng kỳ, nhưng là con số khá lớn. Những ngành có nhiều DN giải thể (trên 400) là Thương nghiệp, Công nghiệp chế biến, chế tạo, Xây dựng, Khoa học, doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn, thiết kế quảng cáo và chuyên môn khác, Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác, Kinh doanh bất động sản. Những ngành tuy có số DN giải thể ít hơn, nhưng lại tăng so với cùng kỳ năm trước, là Kinh doanh bất động sản, Sản xuất phân phối điện, nước, ga, Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, Giáo dục đào tạo, Thông tin và truyền thông, Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác.

Số DN tạm ngừng kinh doanh là 29.170, tăng rất cao, lên đến 38,2%, số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 19.630, số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký 22.400. Đây là một con số khá lớn. Nếu cộng với số đơn vị giải thể, thì tổng số doanh nghiệp ra khỏi thị trường lên đến 78.630 đơn vị, tăng 9.790 so với cùng kỳ. Một số ngành có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhiều (trên 1.000 DN) như Thương nghiệp, Xây dựng, Công nghiệp chế biến, chế tạo, Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác, Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc, thiết bị, đồ cùng và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Việc ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường của doanh nghiệp là bình thường trong cơ chế thị trường, nhưng với số lượng lớn, liên tục tăng lên, trong thời gian dài lại là vấn đề cần được quan tâm. Trong điều kiện dịch Covid-19 là khó tránh khỏi, cần đặt ra nhiệm vụ cho khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động.

Việc thực hiện mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2020 có vẻ khó thực hiện. Bước sang năm 2020, chỉ trong 6 tháng khởi đầu mà số DN đang hoạt động chỉ tăng thấp (8.580 doanh nghiệp) thì khoảng cách tới mục tiêu còn xa mới đạt. Người có vốn, doanh nhân cần phải có khát vọng khởi nghiệp; Nhà nước các cấp, các ngành cần hỗ trợ tích cực hơn để duy trì các doanh nghiệp đang hoạt động.

Hiểu Minh

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Truy tố Chủ tịch Công ty dược Sơn Lâm sau vụ chi hơn 70 tỷ hối lộ nhiều người

Theo cáo buộc, khi thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc vào một số bệnh viện, trung tâm y tế, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược Sơn Lâm Phạm Văn Cách đã đưa hối lộ...

HCT tổ chức khóa học "Thức tỉnh tư duy – Làm chủ thị trường": Trang bị tư duy, sẵn sàng trước biến động

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu liên tục biến động bởi các yếu tố địa chính trị, thương mại và giá cả hàng hóa, việc nhà đầu tư sở hữu nền tảng kiến...

Nhiều doanh nhân giỏi được giới thiệu giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết nhiều doanh nhân xuất sắc đã được tín nhiệm, giới thiệu tham gia các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, các...

Bộ trưởng Tài chính trả lời về vấn đề 'vì sao có tiền mà không tiêu được'

Đại biểu Quốc hội cho biết “dân kêu trời vì có tiền mà không sử dụng được” trong giải ngân đầu tư công. Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã chỉ ra nhiều nguyên...

Thuế carbon toàn cầu: Thách thức lớn đối với đội tàu biển Việt Nam

Thỏa thuận nhằm cắt giảm khí thải nhà kính từ hoạt động vận chuyển tàu biển đang đặt ra bài toán tái cơ cấu, trẻ hóa đội tàu biển nếu các doanh nghiệp không muốn...

Không có chuyện dự án đường sắt bị bán, chuyển nhượng cho nước ngoài

Các đại biểu nhấn mạnh nhà đầu tư phải có năng lực, có khả năng huy động vốn để làm dự án và đề nghị cần cơ chế để thẩm định, thậm chí kiểm tra chéo để tìm ra những...

Phó thủ tướng đề nghị Google phổ cập AI cho doanh nghiệp Việt Nam

Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Google cần chủ động phổ cập AI, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không có tình trạng thuốc giả trong bệnh viện

Giải trình tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, có tình trạng thuốc giả trên thị trường nhưng không...

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Chuyên gia cảnh báo, hải quan Mỹ đang áp dụng công nghệ AI một cách mạnh mẽ trong giám sát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp...

Bình Thuận yêu cầu chi trả lương tháng 7 cho công chức trước ngày 23-6

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Kho bạc Nhà nước Khu vực XV cấp kinh phí để chi trả tiền lương kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức của tháng 7-2025...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98