Mỹ siết chặt quy định đối với các doanh nghiệp niêm yết từ Trung Quốc

07/08/2020 15:01
07-08-2020 15:01:59+07:00

Mỹ siết chặt quy định đối với các doanh nghiệp niêm yết từ Trung Quốc

Một nhóm nhà điều hành đầy quyền lực của Mỹ cho biết, các sàn giao dịch chứng khoán nên thiết lập các quy định mới có thể kích hoạt việc hủy niêm yết các công ty Trung Quốc, sau khi xuất hiện lo ngại nhà đầu tư Mỹ có thể bị lừa đảo.

Hôm thứ Năm (06/08), Nhóm Công tác về Thị trường Tài chính của Tổng thống Mỹ  cho biết rằng để giao dịch trên sàn giao dịch Mỹ, các công ty phải cho phép các nhà quản lý Mỹ truy cập vào các giấy tờ công việc kiểm toán của họ.

Hình phạt cuối cùng có thể là “hất cẳng” các công ty đó khỏi các sàn giao dịch của Mỹ nếu họ không tuân thủ quy định.

Các khuyến nghị này nhắm tới một vấn đề đã khiến các nhà quản lý Mỹ phiền lòng trong hơn một thập kỷ qua: Trung Quốc từ chối cho phép các thanh tra từ Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB) xem xét các tài liệu kiểm toán của Alibaba Group Holding Ltd., Baidu Inc. và các công ty khác giao dịch trên thị trường Mỹ.

Vấn đề càng trở nên cấp thiết vì căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng leo thang và vụ bê bối kế toán cấp cao năm nay tại Luckin Coffee Inc.

Nhóm các nhà quản lý, bao gồm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), nhất trí đưa ra các khuyến nghị trên, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết trong một tuyên bố.

Các đề xuất khác bao gồm yêu cầu các công ty đại chúng "nâng cao” về việc tiết lộ thông tin về những rủi ro liên quan đến việc đầu tư vào Trung Quốc.

“Các đề xuất được nêu trong báo cáo sẽ tăng mức độ bảo vệ nhà đầu tư và san bằng sân chơi cho tất cả các công ty niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ”, ông Mnuchin nhận định.

Những điều cấm kỵ của Trung Quốc

Các công ty kế toán của Trung Quốc, bao gồm các công ty liên kết của những gã khổng lồ như Deloitte, Ernst & Young, PwC và KPMG, từ lâu đã lập luận rằng luật pháp Trung Quốc cấm họ chia sẻ các tài liệu kiểm toán với PCAOB với lý do các tài liệu này có thể chứa bí mật Nhà nước.

Trong báo cáo, Nhóm Công tác của Tổng thống Trump thừa nhận rằng các công ty Trung Quốc có thể bỏ qua bất kỳ quy tắc mới nào của Mỹ bằng cách niêm yết cổ phiếu của họ tại các khu vực như Hồng Kông, Thượng Hải hoặc London.

"Các nhà đầu tư Mỹ có thể mua chứng khoán như vậy trên các sàn giao dịch nước ngoài và trong những giao dịch mua này, nhà đầu tư có thể ít được bảo vệ hơn ở Mỹ”, các nhà quản lý cho biết trong báo cáo.

Đòi hỏi của ông Trump

Vấn đề niêm yết chứng khoán của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của Tổng thống Donald Trump, người đã leo thang cẳng Trung Quốc vì đại dịch Covid-19 và những xích mích về động thái gần đây của Trung Quốc về Hồng Kông.

Vào tháng 6, ông Trump đã yêu cầu các khuyến nghị từ Nhóm Công tác của Tổng thống về cách khắc phục vấn đề liên quan đến doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc.

Nhóm Công tác của Tổng thống cho biết, các công ty Trung Quốc hiện đang niêm yết sẽ có thời hạn đến ngày 01/01/2022 để tuân thủ các quy định, trong khi các công ty muốn niêm yết mới sẽ phải tuân thủ các quy tắc mới.

Chủ tịch SEC Jay Clayton cho biết trong một tuyên bố rằng các khuyến nghị này phù hợp với “lẽ thường” và ông có kế hoạch làm việc với các cơ quan quản lý để triển khai chúng.

Trong một tuyên bố, Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) cho biết các yêu cầu niêm yết của họ từ lâu đã cân bằng giữa việc bảo vệ nhà đầu tư với việc cung cấp “phạm vi đầu tư rộng rãi nhất có thể trên thị trường đại chúng”. Họ cho biết bất kỳ quy tắc mới nào nên "duy trì sự cân bằng đó."

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98