Năm năm nữa EVN hết độc quyền, người dân được đàm phán giá điện

18/08/2020 14:38
18-08-2020 14:38:00+07:00

Năm năm nữa EVN hết độc quyền, người dân được đàm phán giá điện

Bộ Công Thương đang tính toán thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Khi đó, EVN sẽ hết độc quyền bán lẻ điện, thay vào đó người dân có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ khác và được đàm phán giá điện.

Rục rịch khởi động thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

Theo tìm hiểu của PV, ngày 9/6/2020, Thủ tướng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam.

Đây là một trong những chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, làm tiền đề để áp dụng thí điểm vào năm 2021, tức chỉ còn vài tháng nữa.

Tại Tờ trình phê duyệt chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 12/2/2020, Bộ Công Thương đã xây dựng từng bước đi cụ thể cho thị trường bán lẻ điện.

Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ cho phép nhiều đơn vị bán lẻ điện tham gia. Ảnh: Lương Bằng

Giai đoạn 1 (2020-2021) là giai đoạn chuẩn bị cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2022-2023.

Giai đoạn 2 (2022-2023) là giai đoạn khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua điện từ thị trường giao ngay.

Giai đoạn 3 (2024-2025), khách hàng sử dụng điện lớn lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Giai đoạn này, chỉ mở rộng nhóm khách hàng sử dụng điện lớn đủ điều kiện được tham gia mua điện trên thị trường điện giao ngay; đồng thời cho phép một số khách hàng sử dụng điện lớn tại một số khu vực được quyền lựa chọn, thay đổi đơn vị bán lẻ điện. Các khách hàng sử dụng điện còn lại vẫn phải tiếp tục mua điện từ các tổng công ty điện lực theo biểu giá bán lẻ do cơ quan có thẩm quyền quy định

Giai đoạn 4 (sau 2025) sẽ phát triển mở rộng thị trường bán lẻ điện. Khi đó, đối với nhóm khách hàng tham gia thị trường điện, dự kiến sẽ mở rộng đối tượng khách hàng lớn được mua điện trên thị trường điện giao ngay; mở rộng phạm vi thị trường bán lẻ điện, cho phép các khách hàng sử dụng điện trên toàn quốc được quyền lựa chọn, thay đổi đơn vị bán lẻ điện (theo lộ trình phù hợp với quy mô tiêu thụ điện của khách hàng). Còn các khách hàng không tham gia thị trường vẫn tiếp tục mua điện từ các đơn vị bán lẻ điện mặc định (các tổng công ty điện lực) theo biểu giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Như vậy, có thể thấy từ sau 2025, người dân muốn tham gia vào thị trường bán lẻ điện mới có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ điện.

Sau 2025, người dân có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Ảnh: Lương Bằng

Giá điện sẽ ra sao?

Hiện quy định pháp lý là giá bán lẻ điện do nhà nước điều tiết. Khi triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, vấn đề này cơ bản sẽ thay đổi.

Theo định hướng của Bộ Công Thương, đối với cáckhách hàng tham gia thị trường bán lẻ, giá bán lẻ điện sẽ do đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện thỏa thuận, thống nhất theo hợp đồng song phương. Do đó, giá bán lẻ điện được xác định trên cơ sở đàm phán thống nhất giữa hai bên mua bán điện (không có sự can thiệp của nhà nước).

Đối với khách hàng không lựa chọn tham gia thị trường bán lẻ điện, khách hàng có thể ký hợp đồng mua bán điện với đơn vị bán lẻ điện mặc định tại khu vực của khách hàng theo giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Tờ trình của Bộ Công Thương:

Đến khi đủ điều kiện cho phép sẽ mở rộng phạm vi để 100% khách hàng được tham gia thị trường bán lẻ điện. Khi đó giá điện hoàn toàn theo thị trường, không bù giá trong giá điện và các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hộ nghèo, hộ thu nhập thấp cần được tách bạch rõ ràng, độc lập với giá bán lẻ điện.

Bình luận về việc xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, cho rằng: "Dù là thị trường nào đi nữa thì phải là thị trường. Ở ta đang có vấn đề ngay ở thị trường đầu vào. Thị trường bán lẻ đang được hiểu đơn thuần là mở ra cho nhiều đơn vị tham gia cạnh tranh. Nhưng khi chúng ta không có quy định rõ ràng hơn về chuyện liên quan đến giá điện, biểu giá điện thế nào thì rất là khó".

Theo chuyên gia này, căn cứ xây dựng mức giá bán lẻ trung bình hiện tại là mức giá được tính trên cơ sở tổng tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh điện năng (chi phí mua điện từ các nguồn cộng chi phí vận hành quản lý, chi phí tổn thất trên lưới truyền tài và phân phối của hệ thống), chia cho tổng lượng điện thương phẩm tính theo kWh. Con số này được kiểm toán chi tiết hàng năm, có đại diện của Bộ Công Thương, VCCI, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng,... cùng tham gia kiểm tra giá thành để trình lên Chính phủ ban hành mức giá trung bình.

“Nhiều chuyên gia cũng đồng thuận mức giá thành đó về cơ bản là đúng, có thể tin cậy được. Nhưng khi chuyển sang thị trường bán lẻ cạnh tranh, mỗi công ty bán lẻ sẽ phải tự cân đối chi phí sản xuất kinh doanh điện năng và phải cố tìm kiếm các nguồn điện giá rẻ trong điều kiện thiếu hụt nguồn cung, như vậy liệu có mức giá bán lẻ thực sự cạnh tranh hay không nếu giá chào trên thị trường bán buôn không được thả nổi ở mức độ cao hơn hiện tại?”, ông Hà Đăng Sơn băn khoăn.

Đây cũng là những vấn đề được Bộ Công Thương đặt ra khi xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Để vận hành được thị trường này, Bộ Công Thương kiến nghị kiên trì thực hiện việc điều chỉnh giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường, phản ánh đúng và đầy đủ các chi phí đầu vào và lợi nhuận hợp lý; rà soát và xóa bỏ tình trạng bù chéo giữa các nhóm khách hàng, cũng như bù giá trong giá bán lẻ điện...

“Xử lý khoản chi phí phát sinh do chênh lệch tỷ giá (hiện bị “treo”, chưa được tính vào giá bán lẻ điện) trước khi chuyển đổi hoàn toàn sang thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Đây là yêu cầu cần thiết, vì đã chuyển sang cạnh tranh bán lẻ điện (giá điện theo thỏa thuận giữa đơn vị bán lẻ và khách hàng sử dụng điện) thì rất khó để can thiệp, đưa các khoản chi phí này vào giá bán lẻ điện”, Bộ Công Thương lưu ý.

Dù vậy, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể đi vào hoạt động trơn tru. Theo kinh nghiệm quốc tế, lộ trình này thường kéo dài nhiều năm để đảm bảo sự phát triển ổn định, tránh xáo trộn. Ví dụ: quá trình hoàn chỉnh thị trường cạnh tranh bán lẻ tại bang New South Wales - Úc là 12 năm, tại Singapore là 18 năm.

Lương Bằng

Vietnamnet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...

Hơn 120 website, ứng dụng thương mại điện tử bị 'khai tử'

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Bộ Công Thương đã phối hợp rà soát chéo với cơ quan thuế, qua đó chấm dứt hoạt động của hơn 120 website và 48 ứng dụng thương mại điện...

TP Hồ Chí Minh thu hút hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất

Trong số hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP Hồ Chí Minh, vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 935,3 triệu USD; vốn đầu tư trong nước đạt 45.437 tỷ...

Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Kiến tạo niềm tin bền vững thúc đẩy kinh tế tư nhân

Bài viết này đặt ra hai câu hỏi cốt lõi: Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng ở đâu trong bức tranh phát triển quốc gia? Và đâu là những điều kiện cần để khu vực này...

Bỏ thuế khoán có giúp hộ kinh doanh muốn thành doanh nghiệp?

Chính thức hóa khu vực phi chính thức, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, hỗ trợ thích đáng, phù hợp cho mỗi thành phần kinh tế là việc...

Đề xuất không tổ chức quốc tang với 4 chức danh cán bộ cấp cao có vi phạm

Bộ VH-TT-DL đề xuất 4 chức danh cán bộ cấp cao, nếu nghỉ công tác do vi phạm, sẽ được tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao thay vì quốc tang.

Quốc hội yêu cầu báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Trung ương

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cùng với việc sửa đổi Luật Báo chí, báo chí cần chủ động nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, bám sát nghị quyết 57, 59, 66, 68 của Trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98