Nhà đầu tư nhỏ không phải động lực của cú hồi ngoạn mục trên thị trường chứng khoán?

27/08/2020 13:05
27-08-2020 13:05:42+07:00

Nhà đầu tư nhỏ không phải động lực của cú hồi ngoạn mục trên thị trường chứng khoán?

Những “tay to” mới là người cầm trịch cuộc chơi, nhưng không có gì đảm bảo họ sẽ tiếp tục làm thế.

Thị trường chứng khoán vẫn chưa lấy lại toàn bộ điểm số trước đại dịch nhưng đã hồi phục thần kỳ chỉ trong thời gian ngắn. Khi mà khối ngoại liên tục bán ròng, nhiên liệu cho đà tăng chóng mặt của cổ phiếu Việt lâu nay được cho là xuất phát từ dòng tiền của đội quân nhà đầu tư nhỏ lẻ. Dẫn chứng cho luận điểm đó là số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới cao đột biến trong các tháng 3-7/2020.

Tuy nhiên, một báo cáo công bố ngày 18/08 của Dragon Capital - được chắp bút bởi Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Bộ phận Phân tích Lê Tuấn Anh - đã cho thấy những số liệu rõ ràng hơn về động lực đằng sau đà tăng điểm của thị trường chứng khoán.

Theo đó, những cá nhân giàu có trong ban lãnh đạo doanh nghiệp và các hoạt động mua cổ phiếu quỹ mới chính là nguồn đối trọng cân xứng với sự tháo chạy của nhà đầu tư nước ngoài, trong khi lượng mua ròng của giới đầu tư nhỏ lẻ là tương đối khiêm tốn khi so sánh.

Dòng vốn ròng của nhà đầu tư
trong mùa dịch Covid-19

(tháng 2-8/2020)
Nguồn: Dragon Capital

Được sự ủng hộ của UBCK Nhà nước với những cam kết rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ mua cổ phiếu quỹ, cùng với đó là những mức giá cổ phiếu đã giảm sâu đầy hấp dẫn, các doanh nghiệp niêm yết ồ ạt đăng ký mua lại hàng ngàn tỷ đồng cổ phiếu đã phát hành.

Về phần giới lãnh đạo, những người hiểu rõ doanh nghiệp nhất, cũng mở hầu bao mua vào cổ phiếu trong giai đoạn biến động. Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên mua 400,000 cp Vinamilk (HOSE: VNM), Chủ tịch Nguyễn Thị Mai Thanh mua 15 triệu cp Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE), Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Tuấn mua 15 triệu cp Gelex (HOSE: GEX), Tổng Giám đốc Tô Hải mua 6 triệu cp Chứng khoán Bản Việt (HOSE: VCI)… là những thương vụ đáng chú ý trong hàng loạt các giao dịch được khởi xướng.

Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có lý do cho sự tự tin đó. Báo cáo của Dragon Capital cho thấy dữ liệu định giá theo hệ số P/E của Việt Nam rất thấp so với các thị trường khác trong khu vực. Điều này xuất phát một phần từ việc các doanh nghiệp đã bảo vệ được lợi nhuận tại một đất nước kiểm soát tốt dịch bệnh như Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn, so với sự sụt giảm lợi nhuận hai chữ số của các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á hay Ấn Độ.

Bên cạnh tác động trực tiếp lên thị trường, những động thái mua cổ phiếu như trên thường được xem là biểu thị về lòng tin của giới lãnh đạo đối với công ty. Và những nhà đầu tư cá nhân, thay vì là đầu tàu dẫn dắt, lại thường là những người mua theo gót những giao dịch của người nội bộ doanh nghiệp.

Định giá dự phóng tương quan năm 2020
Nguồn: Dragon Capital, Bloomberg, Credit Suisse/Refinitiv

Thêm một chỉ tiêu là minh chứng cho việc giới đầu tư nhỏ lẻ - những người đóng góp phần lớn giá trị giao dịch hàng ngày tại Việt Nam - chẳng phải bệ đỡ cho giai đoạn hồi sinh của thị trường chính là giá trị vay ký quỹ (margin).

Margin là công cụ ưa thích của những nhà đầu tư cá nhân trên con đường tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Việc trả thêm “một chút” lãi vay hàng ngày được chấp nhận rộng khắp bởi nhà đầu tư nhỏ khi họ tập trung giao dịch ngắn hạn và tìm cách phóng đại lợi nhuận thông qua đòn bẩy.

Con số tiết lộ trong báo cáo của Dragon Capital thể hiện một xu hướng lạnh nhạt với hoạt động vay nợ mua cổ phiếu của những nhà đầu tư cá nhân. Từ tháng 12/2019 đến tháng 08/2020, lượng cho vay margin đối với nhóm này giảm từ 2.22 tỷ USD xuống còn 1.69 tỷ USD, mặc cho giai đoạn vừa qua là khoảng thời gian diễn ra làn sóng gia nhập thị trường của nhà đầu tư mới. Dù vậy, cần lưu ý rằng các con số này mang tính chất thời điểm.

Giá trị vay margin của nhà đầu tư nhỏ lẻ
Nguồn: Dragon Capital

Lực đỡ có bền?

Theo dữ liệu từ VietstockFinance (bao gồm cả giao dịch thỏa thuận), trong quý 2/2020, khối ngoại bán ròng 44/62 ngày giao dịch. Tuy nhiên, thương vụ nhóm nhà đầu tư dẫn dắt bởi quỹ Kohlberg Kravis Roberts (KKR) chi 650 triệu USD mua cổ phiếu Vinhomes (HOSE: VHM) đã khỏa lấp tất cả. Giá trị giao dịch thỏa thuận VHM kéo lại thành tích mua bán ròng của khối ngoại đối với toàn thị trường, nhưng xu hướng như vậy nhìn chung khó được xem là bền vững.

Theo đó, sang quý 3, lực mua ròng VHM (1.77 ngàn tỷ đồng) trong ngày 20/08 đã không thể giúp cổ phiếu HOSE thoát cảnh chịu bán ròng (268 tỷ đồng) về tổng thể bởi nhà đầu tư nước ngoài.

Các dữ liệu đó đặt một dấu hỏi về sự hấp dẫn của cổ phiếu Việt đối với nhà đầu tư nước ngoài ở thời điểm hiện tại.

Về dài hạn, một đất nước đang phát triển kiểm soát tốt dịch bệnh và có thể trạng tài chính tích cực là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn từ những quốc gia tiên tiến hơn. Nhưng trước mắt, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đối diện nan đề trong công cuộc níu giữ và thu hút tiền của từ nhà đầu tư nước ngoài, để có thể kỳ vọng về việc tái lập một năm ấn tượng như 2017.

Ở trường hợp xấu hơn, nếu khối ngoại vẫn tiếp tục là bên bán, khả năng duy trì lực mua từ giới lãnh đạo và các hoạt động mua cổ phiếu quỹ vẫn là dấu chấm hỏi, khi mà việc làm ăn của các doanh nghiệp đang dần cho thấy dấu hiệu thấm đòn Covid-19. Ngoài ra, liệu bên mua có sẵn lòng đặt lệnh hay không, khi mà mặt bằng giá cổ phiếu đã cao hơn nhiều so với mức đáy cuối tháng 3?

Thừa Vân

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh nghiệm nào cho nhà đầu tư qua sự cố hệ thống VNDirect?

Rủi ro với VNDirect cũng có thể xảy ra đối với bất kỳ công ty chứng khoán nào trên thị trường, dù doanh nghiệp đều đầu tư bài bản vào hệ thống công nghệ thông tin...

Hội quán Chứng khoán sinh hoạt định kỳ tháng 3/2024 với chủ đề “Cơ hội đầu tư quý 2 qua góc nhìn FA và Fn”

Sau giai đoạn tăng tốt về cả thanh khoản lẫn điểm số, thị trường chứng khoán trong tháng 3 đã có những tuần rung lắc, đặc biệt  phiên 19/03, chỉ số VN-Index giảm 42...

Trăn trở của nhà đầu tư nhỏ lẻ mỗi khi mùa báo cáo tài chính đến

Kết thúc năm 2023 cũng là lúc hàng ngàn báo cáo tài chính của các công ty niêm yết công bố với nhiều thông tin tích cực lẫn tiêu cực. Là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc...

Từ vụ 'đánh bạc' cổ phiếu họ FLC, rút bài học về nguyên tắc đầu tư

Qua vụ việc thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch tập đoàn FLC, một bài học lần nữa được nhắc lại, đó là nguyên tắc đầu tư và...

Warren Buffett: Kỷ nguyên tăng trưởng ấn tượng của Berkshire Hathaway đã qua

Huyền thoại Warren Buffett cảnh báo rằng đế chế đa ngành 905 tỷ USD của ông “gần như không có khả năng tăng trưởng ấn tượng” trong vài năm tới. Điều này đặt ra...

Warren Buffett ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire Hathaway

Warren Buffett vừa chia sẻ sự kính trọng với huyền thoại Charlie Munger quá cố trong lá thư gửi cổ đông, ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire...

Luận Cổ Nhơn, đàm chứng khoán

Đầu xuân Giáp Thìn 2024, tôi được một người đồng nghiệp giới thiệu trò chơi dân gian ở quê anh - Cổ Nhơn.

Bài học đắt giá nhất từ những nhà đầu tư hàng đầu thế giới

Không ai có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn mà không trả qua những sai lầm. Từ đó, họ rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và tự điều chỉnh lại chiến...

Đầu tư hệ… ‘tâm linh’

Các thuật ngữ như “phong thủy”, “ngũ hành” hay “bát quái”… không còn xa lạ với cộng đồng nhà đầu tư chứng khoán…

Quyết định của một trader: Chọn con tim hay nghe lý trí?

Thị trường chứng khoán không chỉ là nơi các nhà đầu tư, trader muốn kiếm tiền mà cũng là nơi chứa nhiều cảm xúc thăng trầm, có cả hỉ nộ ái ố. Tuy nhiên, để có thể...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98