Nữ 'chiến binh da màu' được Biden chọn làm phó tướng

12/08/2020 13:17
12-08-2020 13:17:38+07:00

Nữ 'chiến binh da màu' được Biden chọn làm phó tướng

Từng quyết liệt chỉ trích Biden trong cuộc đua làm ứng viên đảng Dân chủ, Kamala Harris giờ đây đứng trước cơ hội trở thành phó tổng thống Mỹ.

"Phó tổng thống Biden, tôi không tin rằng ông là một người phân biệt chủng tộc, nhưng cá nhân tôi cho rằng thật đau lòng khi ông ca ngợi hai thượng nghị sĩ Mỹ, những người xây dựng danh tiếng dựa trên phân biệt chủng tộc ở đất nước này", Kamala Harris, thượng nghị sĩ da màu đến từ bang California, hướng về phía Joe Biden trong cuộc tranh luận đầy gay cấn diễn ra hồi tháng 6/2019.

Đó là cuộc tranh luận giữa các ứng viên tham gia cuộc chiến giành chiếc vé đại diện đảng Dân chủ tranh cử tổng thống Mỹ. Nhờ những màn tranh luận quyết liệt và lời chỉ trích gay gắt về vấn đề phân biệt chủng tộc nhằm vào Biden lúc đó, Harris trở thành gương mặt rất được chú ý. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, bà rút khỏi cuộc đua, khi nhận ra sự ủng hộ dành cho Biden trong đảng Dân chủ là quá lớn.

Giờ đây, khi Biden đã trở thành ứng viên tổng thống Mỹ, ông lại lựa chọn chính người đã chỉ trích mình gay gắt để làm phó tướng trong nỗ lực ganh đua với đối thủ Donald Trump.

Kamala Harris tại một sự kiện vận động tranh cử ở Los Angeles hồi tháng 5 năm ngoái. Ảnh: Reuters.

"Tôi vinh dự được thông báo rằng tôi đã chọn Kamala Harris, một chiến binh không biết sợ hãi luôn đấu tranh cho những người nhỏ bé và là một trong những công chức tốt nhất của đất nước, trở thành người liên danh tranh cử cùng tôi", Biden viết trên Twitter. "Tôi tự hào vì có cô ấy bên cạnh mình trong chiến dịch tranh cử này".

Không lâu sau thông báo, Harris viết trên Twitter cho biết bà cũng "rất vinh dự" khi được đề cử cho vị trí ứng viên phó tổng thống đại diện đảng Dân chủ và sẽ "làm những gì cần thiết" để giúp Biden giành thắng lợi.

Harris, 55 tuổi, sinh ra tại Oakland, California. Cha mẹ bà đều là người nhập cư vào Mỹ. Cha bà đến từ Jamaica còn mẹ bà đến từ Ấn Độ. Sau khi cha mẹ ly hôn, Harris chủ yếu được người mẹ theo đạo Hindu nuôi dưỡng. Mẹ bà là một nhà nghiên cứu ung thư và nhà hoạt động dân quyền.

Harris lớn lên gắn bó với những di sản văn hóa Ấn Độ. Bà thường xuyên cùng mẹ trở về quê ngoại Ấn Độ. Dù vậy, Harris cho hay mẹ bà đã tiếp nhận văn hóa của người da màu ở Oakland và nuôi dạy hai cô con gái dựa trên nền tảng văn hóa đó.

"Mẹ tôi hiểu rất rõ rằng bà đang nuôi dạy hai cô con gái da màu", Harris viết trong cuốn tự truyện với tựa đề "The Truths We Hold" (Những sự thật chúng ta nắm giữ). "Bà biết rằng quê hương mới của bà sẽ nhìn Maya (em gái Harris) và tôi là những cô gái da màu. Vậy nên, bà quyết tâm nuôi dưỡng chúng tôi trở thành những phụ nữ da màu tự tin, kiêu hãnh".

Harris từng có thời gian sống ở Canada, khi mẹ bà nhận công việc giảng dạy tại Đại học McGill ở Montreal. Lúc bấy giờ, Harris và Maya theo học trường Montreal trong 5 năm.

Bà sau đó trở thành sinh viên Đại học Howard, một trong những ngôi trường nổi tiếng dành cho người da màu ở Mỹ. Harris cho biết 4 năm đại học là quãng thời gian mang đến những trải nghiệm quan trọng giúp hình thành nên nhân cách của bà.

Harris khẳng định bà luôn cảm thấy thoải mái với danh tính, gốc gác của mình và chỉ đơn giản mô tả bản thân là "một người Mỹ".

Năm 2019, bà chia sẻ với tờ Washington Post rằng các chính trị gia không nên quá chú ý và bị ảnh hưởng bởi màu da hay nguồn gốc của ai đó. "Quan điểm của tôi là: Tôi là chính tôi. Tôi hài lòng với nó", Harris nói.

Sau 4 năm học tập tại Đại học Howard, Harris tiếp tục học thêm bằng luật tại Đại học California ở Hastings và bắt đầu sự nghiệp tại Văn phòng Công tố hạt Alameda.

Bà được bầu vào vị trí trưởng công tố quận San Francisco năm 2003, trước khi trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên đảm nhận cương vị tổng chưởng lý California.

Trong gần hai nhiệm kỳ làm tổng chưởng lý California, Harris được đánh giá là ngôi sao đang lên của đảng Dân chủ. Điều này giúp bà thắng lợi trong cuộc đua giành ghế thượng nghị sĩ bang California năm 2017.

Kể từ khi được bầu vào Thượng viện Mỹ, Harris nhận được sự ủng hộ từ những tiếng nói tiến bộ nhờ các câu hỏi chất vấn gay gắt bà đặt ra với Thẩm phán Tòa án Tối cao Brett Kavanaugh và Bộ trưởng Tư pháp William Barr trong các phiên điều trần quan trọng.

Khi tuyên bố tranh cử tổng thống trước hơn 20.000 người ở Oakland, California, hồi đầu năm ngoái, Harris ban đầu nhận được không ít sự ủng hộ. Nhưng bà lại không nêu ra được lý do rõ ràng cho chiến dịch tranh cử của mình và đưa ra câu trả lời mơ hồ trước các câu hỏi trong những lĩnh vực chính sách quan trọng như y tế.

Trong các cuộc tranh luận giữa những ứng viên giành suất đại diện đảng tranh cử tổng thống, bà thường thể hiện khá rõ nét kỹ năng tố tụng của mình, song lại khiến đối thủ Biden rơi vào thế bị công kích.

Là một thượng nghị sĩ Dân chủ với nền tảng tư pháp, Harris đã rất cố gắng để giữ cân bằng giữa hai cánh tiến bộ và ôn hòa trong đảng của mình khi tranh cử, song không thành công. Cuối cùng, tháng 12/2019, bà tuyên bố rút lui.

Hồi tháng ba, Harris lên tiếng ủng hộ Biden, nhấn mạnh bà sẽ "làm mọi việc trong quyền hạn để giúp ông trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ".

Joe Biden và Kamala Harris tại một cuộc tranh luận trên truyền hình hồi cuối tháng 7 năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Harris liên tục bị những người theo tư tưởng tiến bộ công kích, cho rằng bà chưa đủ tiến bộ trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Giáo sư luật Đại học San Francisco Lara Bazelon từng viết trong một bài bình luận rằng Harris thường xuyên né tránh các cuộc đấu tranh tiến bộ liên quan đến những vấn đề như cải cách cảnh sát hay chống án oan sai.

Tự nhận bản thân là một "công tố viên tiến bộ", Harris đã cố gắng làm bật lên tư tưởng thiên tả của mình, như việc yêu cầu gắn camera trên áo cho các đặc vụ tại Sở Tư pháp California, cơ quan chính phủ đầu tiên chấp nhận chúng, hay cho ra đời một cơ sở dữ liệu cung cấp quyền truy cập công khai tới các số liệu tội phạm. Tuy nhiên, bà vẫn không thể thuyết phục tất cả mọi người.

"Kamala là một cảnh sát" đã trở thành điệp khúc phổ biến trong chiến dịch tranh cử mà bà phát động, nhưng nó lại cản trở nỗ lực của bà nhằm thu hút ủng hộ từ những tiếng nói tự do hơn trong đảng Dân chủ tại các cuộc bầu cử sơ bộ.

Nhưng nền tảng pháp lý của Harris lại có thể phát huy lợi thế trong cuộc bầu cử tổng thống, khi đảng Dân chủ cần giành được ủng hộ của nhiều cử tri ôn hòa và độc lập hơn.

Giờ đây, khi Mỹ đang chìm trong khủng hoảng sắc tộc và tranh cãi gay gắt về bạo lực cảnh sát, Harris được dự đoán sẽ vươn lên hàng đầu và khuếch trương tiếng nói tiến bộ của mình.

Trong các chương trình tọa đàm, Harris thường kêu gọi thay đổi phương thức hoạt động của cảnh sát trên toàn quốc. Trên mạng xã hội Twitter, bà kêu gọi bắt các sĩ quan cảnh sát đã giết chết Breonna Taylor, một phụ nữ người Mỹ gốc Phi 26 tuổi ở Kentucky, và không ít lần đề cập đến việc phải xóa bỏ phân biệt chủng tộc có tính hệ thống.

Trong vấn đề ngừng cấp ngân sách cho cảnh sát để chuyển cho các chương trình xã hội, điều mà Biden phản đối, Harris tỏ ra mềm mỏng hơn. Bà chỉ kêu gọi "tái thiết" an toàn công cộng.

Harris thường nói rằng các đặc điểm cá nhân của bà khiến bà trở thành gương mặt duy nhất phù hợp để đại diện cho những người yếu thế. Và nay, khi Biden đã chỉ định bà là ứng viên phó tổng thống, Harris đang đứng trước cơ hội đấu tranh cho người yếu thế từ bên trong Nhà Trắng.

Vũ Hoàng

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98