Rút tiền khỏi ngân hàng, người Mỹ đổ vào vàng, bitcoin, chứng khoán

01/08/2020 14:22
01-08-2020 14:22:20+07:00

Rút tiền khỏi ngân hàng, người Mỹ đổ vào vàng, bitcoin, chứng khoán

Triển vọng nền kinh tế ảm đạm và lãi suất rơi tự do, nhiều người Mỹ đang tìm cách rút tiền khỏi ngân hàng để đầu tư vào các tài sản đem lại lợi nhuận cao hơn.

Theo Bloomberg, trước đây, anh Brian Harrington, 28 tuổi, một nhà tư vấn tiếp thị ở Anaheim (bang California), hài lòng với khoản tiết kiệm có lãi suất 2% tại ngân hàng Ally. Nhưng giờ anh đang lên kế hoạch đầu tư 15.000 USD tiền tiết kiệm vào tiền điện tử Bitcoin.

Anh Harrington cho rằng lãi suất ngân hàng sẽ tiếp tục được duy trì ở mức rất thấp và triển vọng nền kinh tế ảm đạm trong dài hạn. "Tôi phải tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận", anh Harrington chia sẻ.

Anh Harrington không phải người duy nhất đổ tiền sang các tài sản có tính rủi ro cao hơn. Theo Bloomberg, tiền của người dân Mỹ đang được chuyển khỏi tài khoản ngân hàng và đổ vào những tài sản như Bitcoin, vàng và cổ phiếu.

Kinh tế Mỹ ảnh 1
Lãi suất thấp khiến giới đầu tư đổ tiền vào vàng, đẩy giá vàng tăng mạnh. Ảnh: Reuters.

Đổ tiền vào vàng, cổ phiếu, Bitcoin

Bloomberg cho rằng số dư tài khoản của người Mỹ đã tăng lên trong vài tháng qua ở vì nhiều lý do. Lệnh phong tỏa toàn quốc khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Trong khi đó, hàng nghìn tỷ USD được trao đến tay người Mỹ thông qua các gói kích thích.

Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân chạm ngưỡng kỷ lục 32,2% vào tháng 4 vừa qua. Mint, một nền tảng lập kế hoạch tài chính, tiết lộ số tiền tiết kiệm khách hàng của hãng gửi thêm vào tài khoản tăng 16% trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái.

Giới phân tích nhận định bây giờ không phải thời điểm thích hợp để giữ tiền. Trong năm qua, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại Mỹ luôn giảm đều đặn. Các ngân hàng nổi tiếng như Ally và Marcus, chi nhánh tiêu dùng của Goldman Sachs, đưa ra mức lãi suất lần lượt là 1% và 1,05% vào tháng 7.

Năm ngoái, lãi suất của cả hai tổ chức đều hơn 2%. "Một số ngân hàng cố khác biệt so với đám đông. Nhưng đa số đều hạ lãi suất", Bloomberg dẫn lời chuyên gia tài chính Greg McBride tại Bankrate.com giải thích.

Thêm vào đó, chẳng có gì để đảm bảo rằng lợi nhuận của các tài khoản này sẽ phục hồi trong ngắn hạn. "Mức lãi suất được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thiết lập là nguyên nhân chính. Nhưng nó cũng liên quan đến sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế", chuyên gia Anand Talwar tại ngân hàng Ally bình luận.

Kinh tế Mỹ ảnh 2
Nhiều người muốn kiếm lời từ Bitcoin khi lãi suất tiết kiệm giảm. Ảnh: Reuters.

Các công cụ an toàn truyền thống khác cũng bị ảnh hưởng. Lãi suất trung bình cho chứng chỉ tiền gửi 5 năm giảm từ 1,88% năm ngoái xuống còn 0,47%, theo Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang.

Ngược lại, giá tiền điện tử Bitcoin tăng 55% trong năm 2020. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng cũng tăng vọt 30%, và đã áp sát ngưỡng 2.000 USD/ounce. Giới chuyên gia dự báo giá vàng sẽ sớm vượt qua ngưỡng này. Các nhà đầu tư đổ xô mua vàng như một hàng rào chống lạm phát.

Cổ phiếu cũng bật tăng mạnh mẽ. Từ ngày 23/3 đến ngày 1/7, chỉ số S&P 500 tăng vọt 40%, mức tăng trong vòng 100 ngày lớn nhất kể từ năm 1933, theo Bespoke Investment Group.

"Tại sao lại để tiền nằm yên?"

Đà tăng đã mang lại cho người Mỹ niềm tin vào thị trường chứng khoán trong dài hạn. Theo khảo sát của Bankrate, 28% người Mỹ cho rằng thị trường chứng khoán là lựa chọn hàng đầu cho các khoản đầu tư dài hạn. Năm ngoái, tỷ lệ này chỉ dừng ở 20%.

Chỉ 18% người được hỏi chọn các khoản đầu tư khác như gửi tiền vào tài khoản tiến kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi. "Các kết quả này cho thấy sự thay đổi đáng chú ý đối với việc chấp nhận rủi ro. Trong những cuộc khảo sát trước đây, gửi tiết kiệm và đầu tư bất động sản bỏ xa cổ phiếu", chuyên gia McBride bình luận.

Đối với anh Meyer Denney, một kỹ sư phần mềm ở Seattle, việc tiết kiệm tiền để mua nhà mới trong vòng 5 năm tới vừa chắc chắn, vừa rủi ro. Hiện, người đàn ông 35 tuổi này để phần lớn tiền trong một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Anh đang tìm kiếm các quỹ đầu tư đầu tư vào những mặt hàng chủ lực hoặc trái phiếu doanh nghiệp.

"Tôi lo rằng chúng tôi sẽ kiếm đủ tiền cho ngôi nhà mơ ước trong vòng 3 năm nữa, nhưng lúc đó giá thị trường đã tăng 10-15%. Vì vậy, tôi đang cố tìm một nơi thích hợp hơn để đầu tư", anh chia sẻ.

Kinh tế Mỹ ảnh 3
Niềm tin vào thị trường chứng khoán của người Mỹ gia tăng trong năm nay. Ảnh: Reuters.

Anh Edward Usuomon, 18 tuổi, không hối tiếc khi chuyển tiền ra khỏi ngân hàng. Anh bắt đầu làm gia sư từ tháng 9 năm ngoái. Sau vài tháng tiết kiệm, anh Usuomon nhận ra có nhiều cách kiếm lời tốt hơn việc gửi tiền vào tài khoản ở Michigan First Credit Union.

"Đầu tiên, tôi bắt đầu thử với cổ phiếu để giải trí. Cuối cùng tôi nghĩ tại sao tất cả số tiền này chỉ nằm yên trong tài khoản của mình?", anh Usuomon chia sẻ. Vậy nên, khoảng đầu tháng 4, anh bắt đầu rút tiền khỏi tài khoản tiết kiệm để mua tiền điện tử, cổ phiếu của Tesla và Apple.

Anh Usuomon ước tính dành 25% tiền lương cho các tài sản có rủi ro cao hơn. "Ngoài căn hộ và xe, tôi còn có quá nhiều thứ phải lo. Tôi đã cố gắng đầu tư sớm để trở nên giàu có", anh giải thích.

Thảo Cao

ZING





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường dự đoán phi tập trung - khi đồng tiền không biết nói dối

Nếu vượt qua được những thách thức về pháp lý và vận hành, thị trường dự đoán phi tập trung có tiềm năng trở thành một trụ cột mới của nền kinh tế thông tin, nơi mà...

BlackRock và quyền lực trong thị trường vốn

BlackRock - tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới, một thế lực bao trùm trong lĩnh vực tài chính toàn cầu. Với khoảng 11.6 ngàn tỷ USD tài sản đang được quản...

Mỹ chiếm gần 40% tổng số triệu phú toàn cầu năm 2024

Tài sản tại Mỹ đã gia tăng nhanh chóng đáng kể trong năm ngoái khi có thêm hơn 379.000 người trở thành triệu phú USD, tức trung bình có hơn 1.000 triệu phú mỗi ngày.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%. Đồng thời, BoJ tiếp tục giảm quy mô mua vào trái phiếu chính phủ.

Tuần quyết định về lãi suất của các ngân hàng trung ương toàn cầu

Tâm điểm chú ý của giới đầu tư sẽ là quyết định lãi suất tại cuộc họp chính sách của Fed ngày 18/6, nhằm tìm manh mối về thời điểm và lý do Fed có thể điều chỉnh...

Căng thẳng giữa Israel-Iran gia tăng đẩy đồng USD mạnh lên

Đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác khi các thị trường chuyển hướng sang tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn," giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở...

Kỳ lân công nghệ Đông Nam Á ngày càng giống ngân hàng

Nhiều kỳ lân công nghệ Đông Nam Á đang vận hành mảng kinh doanh ngân hàng số với kỳ vọng đem lại phần lớn doanh thu trong tương lai, điều mà cách đây vài năm không...

JPMorgan và ván cược 50 tỷ USD vào châu Á

JPMorgan Chase đang tăng tốc nỗ lực của mình tại thị trường tín dụng tư nhân đang phát triển nhanh chóng của châu Á, tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng đối với...

Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ ở châu Á

Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tăng tốc mua trái phiếu chính phủ tại các nước châu Á để tận dụng làn sóng giảm lãi suất và các đồng tiền trong khu vực mạnh lên...

Cuộc chơi xếp hạng tín nhiệm của Egan-Jones (kỳ 2): Phố Wall dấy lên nghi vấn

Từ căn nhà 4 phòng ngủ ở ngoại ô Pennsylvania, Egan-Jones đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm gần đây. Năm 2014, với 10 chuyên viên, công ty duy trì xếp hạng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98