Sức mạnh tỷ USD gặp khó, hàng nghìn hộ dân lỗ nặng

11/08/2020 09:54
11-08-2020 09:54:00+07:00

Sức mạnh tỷ USD gặp khó, hàng nghìn hộ dân lỗ nặng

Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, xuất khẩu cá tra - thế mạnh tỷ USD của Việt Nam - lao dốc. Kéo theo, giá cá nguyên liệu trong nước giảm mạnh khiến người nuôi đang thua lỗ nặng.

* Chịu tác động kép từ dịch và giá bán cá tra giảm, Vĩnh Hoàn báo lãi ròng quý 2 ‘tụt dốc’ gần một nửa

* Người nuôi cá tra Đồng bằng sông Cửu Long lỗ nặng

* 1 năm thê thảm của cá tra

Nông dân "treo ao"

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. 7 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu ngành hàng này chỉ đạt 4,38 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, xuất khẩu cá tra trong tháng 6/2020 giảm tới gần 35%. Tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2020, xuất khẩu cá tra đạt khoảng 660 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kéo theo đó, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thuộc ĐBSCL trong tháng 7/2020 giảm khoảng 500 đồng/kg so với tháng trước, còn 17.500-17.800 đồng/kg đối với cá tra loại 1 (trọng lượng 700-900 gram/con).

Gặp khó trong xuất khẩu, người nuôi cá tra đang chịu lỗ 5.000-7.000 đồng/kg khi xuất bán

Cũng theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, nhu cầu bắt cá nguyên liệu ngoài của các công ty hiện vẫn yếu. Thị trường vẫn diễn biến chậm do tình hình xuất khẩu ảm đạm với lượng đặt hàng mới không nhiều, lượng tồn kho cao cùng với giá xuất khẩu thấp. Trong khi tiến độ thả nuôi cá thịt chững lại, các hộ nuôi cá thịt tạm thời "treo ao" chờ tín hiệu mới từ thị trường rồi mới cân nhắc việc bắt giống thả lại.

Thực tế, những ngày gần đây, người nuôi cá tra tại ĐBSCL đang chịu cảnh thua lỗ nặng. Giá cá tra chỉ còn 17.000-18.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất từ 5.000-7.000 đồng/kg. Mức giá này thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Với những ao nuôi có sản lượng khoảng 100 tấn, người nuôi đang lỗ gần nửa tỷ đồng.

Hơn 1 tháng nay, người nuôi cá tra ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ,... như ngồi trên đống lửa khi giá cá giảm mạnh mà vẫn phải xuất bán. Cá đã đến lứa, càng nuôi càng lỗ.

Theo Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN-PTNT), năm 2020, toàn vùng ĐBSCL dự kiến thả nuôi khoảng 6.600ha cá tra, sản lượng ước khoảng 1,42 triệu tấn. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, giá cá nguyên liệu luôn ở mức thấp khiến tình trạng thả nuôi giảm.

Nguyên nhân khiến cá tra lao dốc là đầu ra gặp khó bởi ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới. Chưa kể, sự cạnh tranh từ các quốc gia khác gần đây cũng tăng cường nuôi cá tra.

Đặc biệt, Trung Quốc hiện có 20 nhà máy chế biến cá tra, năng lực sản xuất khoảng 30.000 tấn và đang đẩy mạnh nuôi, chế biến cá tra để phục vụ tiêu thụ nội địa. Do đó, thị trường này giảm nhập khẩu cá tra của Việt Nam.

Tiến ra Bắc, đưa vào bếp ăn tập thể

Như vậy, ngoài nguyên nhân vì dịch Covid-19, cá tra Việt Nam hiện không còn “một mình một chợ” mà chịu cạnh tranh từ rất nhiều đối thủ khác như Ấn Độ, Trung Quốc. Thế nên, ngành cá tra Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, thậm chí chiếm được ưu thế trên “sân nhà” sau bao năm bỏ ngỏ.

Thời gian gần đây, để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra đã đẩy mạnh ký kết bao tiêu sản phẩm với các hệ thống siêu thị lớn, với các bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp.

Sản phẩm cá tra đang hướng ra thị trường phía Bắc, đặc biệt là các bếp ăn tập thể

Ông Dương Thành Chung - Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thực phẩm tại Hà Nội, cho biết, đơn vị này đã ký hợp đồng tiêu thụ với một doanh nghiệp chế biến cá tra tại An Giang.

Ông Chung tiết lộ, đã có hơn 60 khách hàng là doanh nghiệp, trường học, siêu thị, bếp ăn quân đội, bếp ăn công nghiệp,... đặt hàng tiêu thụ cá tra và các sản phẩm từ cá tra của công ty ông, với khoảng 100 tấn/tháng, dự kiến đến cuối năm sẽ đạt 230 tấn/tháng.

Doanh nghiệp này cũng cung cấp sản phẩm cá tra sang các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình... thời gian tới tiếp tục mở rộng sang các địa phương khác như Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ; triển khai các dòng sản phẩm cá tra đến bàn ăn của gia đình miền Bắc cũng như xâm nhập vào thị trường miền Trung.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cá tra tại thị trường nội địa là hướng đi đang được thúc đẩy, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản nói chung, mặt hàng cá tra nói riêng, đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đây không chỉ là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà quy trình sản xuất cá tra của Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp Mỹ công nhận đạt chuẩn tương đương Mỹ. Điều này cho thấy, cá tra là mặt hàng được kiểm soát, đảm bảo chất lượng, yêu cầu, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm của thị trường thế giới, ông Tiến chia sẻ.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, không phải vì khó khăn mới quay về thị trường nội địa mà phải xem đây là thị trường trọng điểm. Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến thị hiếu người tiêu dùng, cần kiên trì vận động tuyên truyền người dân biết đến sản phẩm cá tra đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, qua đó hình thành thói quen tiêu dùng. Nếu đẩy mạnh tiêu thụ trong nước được 20-30% sản lượng thì ngành cá tra sẽ phát triển bền vững.

Tâm An

Vietnamnet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98