Thủ tướng: Dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, không để đứt gãy nền kinh tế

03/08/2020 09:58
03-08-2020 09:58:00+07:00

Thủ tướng: Dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, không để đứt gãy nền kinh tế

Sáng ngày 3/8, phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ thời gian đầu tháng 8 là thời gian mang tính quyết định có bùng phát dịch quy mô lớn hay không. Cần dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Sau 99 ngày không ghi nhận lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, đã phát hiện ca nhiễm mới ở Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và một số địa phương. Ngay sau khi dịch xảy ra, Thường trực Chính phủ đã có 3 phiên họp chỉ đạo công tác chống dịch trên tinh thần “thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực để xử lý triệt để các ổ dịch”. Thủ tướng nêu rõ, dịch lần 2 phức tạp, chúng ta tiếp tục coi “chống dịch như chống giặc”. Mỗi gia đình, thôn, bản, xóm, làng là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch. Chúng ta đã tăng cường lực lượng cần thiết cho Đà Nẵng với hàng nghìn cán bộ y tế từ Hà Nội, TPHCM. Đà Nẵng, Quảng Nam và các địa phương có dịch đã có các biện pháp cương quyết để ngăn ngừa dịch. Thủ tướng đánh giá cao ngành y tế, quân đội, công an đã có các biện pháp mạnh mẽ, biểu dương các chiến sĩ áo trắng, nhiều địa phương có các biện pháp sáng tạo.

Bên cạnh đó, với chủ trương lớn là không để đứt gãy nền kinh tế, Thủ tướng đề nghị thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7. Thủ tướng cho biết, đã chỉ đạo tổ chức và chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến cũng như làm việc với một số tỉnh, thành phố lớn (như TPHCM, Đồng Nai, Tiền Giang, các tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long…) nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện hiệu quả công tác giải ngân vốn đầu tư công, khơi thông động lực tăng trưởng. Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo kết quả về vấn đề nêu trên khi mà lần đầu tiên sau hàng chục năm chúng ta có khối lượng giải ngân vốn đầu tư tăng kỷ lục như thế trong tháng 7 này. Bên cạnh giải ngân đầu tư công, tháng 7 là tháng đầu tư FDI và đầu tư tư nhân khá tích cực, trong đó, đăng ký vốn FDI mới 7 tháng tăng 14,4%, giải ngân trên 10,1 tỷ USD.

Làm sao giữ được số doanh nghiệp đăng ký mới

Với tinh thần thực hiện mục tiêu kép, Thủ tướng đề nghị, tại phiên họp này, “chúng ta sẽ phân tích thêm sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”. Tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp do COVID-19 gây ra. Kinh tế Mỹ trong quý II đã giảm sâu, đến 33%, EU giảm đến 12,1%. Nói chung, những đối tác chiến lược lớn của chúng ta đều suy giảm rất nghiêm trọng. Cùng với việc đó, các nước đều tung ra các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho trường học, cho bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy vậy, các tổ chức quốc tế, những định chế tài chính lớn đều đánh giá khá lạc quan về Việt Nam. Ngân hàng Thế giới nhận định, kinh tế Việt Nam dù ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19 nhưng vẫn chịu đựng tốt và sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020 với mức tăng 2,8% và lên 6,8% trong năm 2021.

Tạp chí The Economist nhận định Việt Nam là nơi “trú ẩn” ưa thích của nhiều nhà đầu tư thế giới, đang trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.

Tuy nhiên, khó khăn còn rất lớn. Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận thêm các biện pháp như làm sao giữ được số doanh nghiệp đăng ký mới, không đổ gãy các loại hình doanh nghiệp.

Một tồn tại nữa mà Thủ tướng đề nghị thảo luận thêm là trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020, đã có 30.8 triệu người bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, trong đó 2.4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp trên cả nước tăng 2.73%; khu vực thành thị tăng 4.46%; có khoảng 17.6 triệu người giảm thu nhập do dịch COVID-19. “Nếu chúng ta không quan tâm những vấn đề lao động xã hội thì tình hình sẽ phức tạp”.

Vì vậy, Thủ tướng nêu rõ, trong bối cảnh dịch bệnh quay trở lại, chúng ta không được chủ quan, không được để dịch bùng phát trên quy mô lớn. Thời gian đầu tháng 8 là thời gian mang tính quyết định có bùng phát dịch quy mô lớn hay không, Thủ tướng nêu rõ, dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng.

Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành báo cáo thêm về những vấn đề đặt ra trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19.

Ngoài ra, có một vấn đề lớn mà xã hội rất quan tâm là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hiện có nhiều ý kiến về vấn đề này. Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo thêm với Chính phủ về phương án tổ chức để có một kỳ thi tốt đẹp, an toàn, để người dân yên tâm.

Nhật Quang

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98