Tín hiệu vui cho ngành da giày

19/08/2020 13:29
19-08-2020 13:29:00+07:00

Tín hiệu vui cho ngành da giày

Cũng như những ngành hàng khác, ngành da giày phải đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Song, theo nhiều chuyên gia, với tình hình dịch đang được nước ta kiểm soát và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ đầu tháng 8, sẽ giúp ngành da giày sớm tăng trưởng trở lại.

Thương thảo nhiều hợp đồng mới

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại mới nhất của Bộ Công thương cho thấy, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tính chung 7 tháng đầu năm giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 7 tháng đầu năm ước đạt 9,53 tỷ USD, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm 2019. Các doanh nghiệp (DN) sản xuất gặp khó khăn kép từ cả hai phía: thiếu hụt nguồn nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu bị gián đoạn tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, châu Âu. Dẫn đến kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm giảm sâu so với cùng kỳ.

Sản xuất túi xách da tại Công ty TNHH Bình Tiên, Đồng Nai. Ảnh: H.L

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu khẳng định, trước những thành công đạt được từ công tác phòng, chống dịch của Việt Nam, cộng thêm các cam kết cắt giảm thuế quan ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, sẽ là đòn bẩy quan trọng để thu hút đơn hàng xuất khẩu giày dép từ thị trường châu Âu.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) Phan Thị Thanh Xuân tự tin, EVFTA được thực thi sẽ giúp DN da giày đẩy nhanh xuất khẩu, tăng trưởng kim ngạch, bù lại sự giảm tốc từ đầu năm đến nay. Bởi, EU là thị trường có tiềm năng lớn, chiếm gần 30% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành, với trị giá khoảng 6 tỷ USD mỗi năm. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu giày dép trong quý III và quý IV-2020 sẽ đạt mức tăng trưởng trở lại, duy trì mức tăng trưởng 10% cho những tháng cuối năm 2020.

Đại diện Lefaso dẫn chứng, đến thời điểm này, nhiều hợp đồng mới đã được DN da giày thương thảo. Một số DN có quy mô lớn như: Công ty CP Tập đoàn Gia Định, Công ty TNHH Sản xuất thương mại và giày da An Thịnh… đã tiến hành thương thảo với một số đối tác về các đơn hàng, đặc biệt từ thị trường EU, dự kiến sẽ được ký vào những tháng cuối năm. Hiện nay, những DN này đang chuẩn bị cho các kế hoạch đẩy mạnh sản xuất trở lại.

Theo Lefaso, ngoài việc được giảm thuế suất về 0%, EVFTA được đánh giá có quy định khá mở cho các DN Việt Nam, khi cho phép DN sử dụng nguyên liệu từ những nước thành viên EU và những nước mà EU có ký kết FTA (gồm Hàn Quốc, Nhật Bản); hay quy định về xuất xứ hàm lượng giá trị khu vực (Regional Value content - RVC), quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ EU. Đặc biệt, đến nay các DN ngành da giày Việt Nam đã đáp ứng trên 98% điều kiện xuất xứ khi thực hiện GSP, nên có thể đáp ứng tốt điều kiện của EVFTA.

Lợi thế để đón dòng đầu tư mới

Trên thực tế, hiện nay trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành da giày, túi xách, Trung Quốc đang chiếm 60%-70%; Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Myanmar, Bangladesh, Cambodia khoảng 30%-35%; còn lại các nước châu Phi, Nam Mỹ chiếm 5%. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện các DN trên toàn cầu của lĩnh vực này đang định vị lại chuỗi cung ứng để bớt lệ thuộc vào Trung Quốc.

Cụ thể, các DN dự tính phân công lại chuỗi cung ứng theo cách giảm chuỗi cung ứng của Trung Quốc xuống còn 45%-50% và sẽ dời 15%-20% chuỗi cung ứng về Việt Nam và các nước còn lại. Do đó, đây cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam đón dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành sản xuất nguyên phụ liệu da giày và sản xuất giày dép, túi xách. Đáng chú ý, trong cuộc chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành da giày, túi xách, Việt Nam là quốc gia được nhiều tập đoàn quan tâm nhất vì hệ thống chính trị ổn định, môi trường đầu tư được cải thiện.

Bên cạnh đó, các DN Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm da giày, túi xách đạt chất lượng tầm trung và cao cấp trên thế giới. “Khi chuỗi cung ứng da giày, túi xách trên toàn cầu dịch chuyển sẽ ưu tiên chọn Việt Nam nhiều hơn. Và Việt Nam còn có thêm lợi thế là nước ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do nên hàng hóa sản xuất, xuất khẩu từ Việt Nam vào nhiều thị trường lớn sẽ được ưu đãi về thuế”, Trưởng phòng Cấp cao Tập đoàn Walmart tại Việt Nam, Vince Tran nhận định.

Tuy ngành da giày đang có những tín hiệu vui, nhưng để ứng phó và vượt qua dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần có thêm biện pháp hỗ trợ DN, như: Giảm tiền thuê đất, tiền thuế thu nhập DN, cũng như giúp DN tiếp cận gói hỗ trợ chi trả lương cho lao động. Lý do, mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều gói hỗ trợ cho DN, nhưng tới nay việc tiếp cận các gói hỗ trợ được DN đánh giá vẫn gian nan.

Đơn cử, vừa qua Chính phủ đã có hai gói hỗ trợ lớn: một là gói 280.000 tỷ đồng, chủ yếu cho vay vốn với lãi suất giảm và gói thứ hai 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động theo quyết định 15/2020 của Thủ tướng. Thế nhưng, đến thời điểm này, hầu như chưa DN da giày túi xách nào nhận được sự hỗ trợ từ cả 2 gói này.

Do vậy, song song với giải pháp nâng cao năng lực quản trị của các DN trong nước, cần tập trung cải cách thủ tục hành chính, cơ chế quản lý từ các cơ quan chức năng. Một ví dụ, như việc ban hành quy định về kiểm soát mã số, mã vạch đã có nhiều điều khoản chưa phù hợp, làm cho hoạt động xuất khẩu của không ít DN gặp khó. “Vì vậy, để tận dụng các cơ hội lớn, không chỉ có DN, mà cả quy định cũng phải thay đổi cho phù hợp”, Phó Chủ tịch Lefaco, Diệp Thành Kiệt đề nghị.

Lạc Phong

Sài Gòn Giải Phóng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm 6 doanh nghiệp cá tra được miễn thuế khi xuất sang Mỹ

Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong kỳ rà soát lần thứ 20, trong đó thêm 6 doanh nghiệp được miễn thuế khi xuất vào nước này.

First Sale Valuation: Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tiết kiệm thuế khi xuất khẩu sang Mỹ

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hải quan Mỹ tăng cường kiểm soát trị giá khai báo, "First Sale Valuation" (FSV) đang trở thành công cụ đáng chú ý để...

Vì sao tiêu thụ xi măng giảm mạnh?

Khan hiếm cát, đá xây dựng cũng như giá một số loại vật liệu (cát, gạch) tại nhiều địa phương phi mã không chỉ làm chậm tiến độ các dự án mà còn ảnh hưởng nghiêm...

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sắt, thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam, có hiệu lực từ...

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hậu ‘Pháo’ và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.168 tỷ đồng

Hành vi sai phạm của Nguyễn Văn Hậu và các đồng phạm, đối tượng liên quan gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, với tổng số tiền hơn 1.168 tỷ đồng. Các...

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...

Ba mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá hơn 940 tỷ đồng, gấp hàng trăm lần giá khởi điểm

Ba mỏ cát tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa được đấu giá với tổng số tiền trúng vượt 940 tỷ đồng, cao gấp hàng trăm lần so với mức giá khởi điểm ban đầu.

TPHCM, Hà Nội báo cáo tiến độ loạt dự án trọng điểm

TPHCM và Hà Nội đang đẩy mạnh thi công nhiều công trình hạ tầng lớn, trong đó Vành đai 4 vùng Thủ đô đạt gần 99% giải phóng mặt bằng, còn Vành đai 3 TPHCM đã hoàn...

Liên danh của Tập đoàn Phương Trang trúng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12,000 tỷ

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP)...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98