TP HCM muốn thu phí dịch vụ thoát nước

13/08/2020 19:44
13-08-2020 19:44:32+07:00

TP HCM muốn thu phí dịch vụ thoát nước

Sở Xây dựng TP HCM đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước với mức 1.430 đồng mỗi m3 để dùng vào đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước trên địa bàn.

Nội dung này được đề cập trong Tờ trình của Sở Xây dựng về việc ban hành giá dịch vụ thoát nước ở TP HCM giai đoạn 2020-2024 sau khi lấy ý kiến nhiều sở ngành liên quan đã gửi UBND TP HCM ngày 12/8.

Thi công đường ống ở Dự án vệ sinh môi trường TP HCM giai đoạn 2 mục đích chuyển nước thải từ lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè về nhà máy xử lý, chụp tháng 4/2019. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo đó, giá dịch vụ thoát nước bình quân năm 2020 trên mỗi m3 là 1.430 đồng (chưa gồm thuế giá trị gia tăng); năm 2021 là 2.033 đồng; năm 2022 là 2.694 đồng; năm 2023 là 3.426 đồng và có mức 4.237 đồng vào năm 2024.

Việc thu phí sẽ áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình (gọi chung là hộ thoát nước) có xả nước thải vào hệ thống thoát nước trên thành phố.

Hộ thoát nước đã đóng tiền dịch vụ thoát nước không phải trả phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với nước thải.

Về phương thức thu, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) sẽ căn cứ vào khối lượng nước sạch tiêu thụ hàng tháng của hộ dân và mức giá dịch vụ thoát nước trên để thu phí thoát nước thông qua hóa đơn tiền nước.

Đối với các hộ không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước Sawaco tiếp tục đóng phí bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án thu tiền dịch vụ đối với nhóm này.

Nguồn thu từ dịch vụ thoát nước thải được để lại 1% trên tổng số thu thực tế dành chi trả cho dịch vụ đi thu; đóng các loại thuế và nghĩa vụ tài chính (nếu có). Phần còn lại nộp vào ngân sách để đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước...

So sánh mức giá thu dịch vụ thoát nước của Hải Phòng, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hà Nội (đang đề xuất thu trong năm 2020 với mức 1.895-2.645 đồng mỗi m3)..., Sở Xây dựng cho rằng mức thu của thành phố tương đối thấp.

Hiện, nhiệm vụ quản lý hệ thống thoát nước do Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố (trực thuộc Sở Xây dựng) đảm nhiệm, sau khi tổ chức lại 4 khu quản lý giao thông đô thị, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn và Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố.

Trong cuộc họp gần đây, ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật cho biết, việc thoát nước, chống ngập ở thành phố đạt được một số hiệu quả do có nhiều dự án chống ngập được đầu tư, hoàn thành. Tổng cộng nguồn vốn chống ngập của thành phố giai đoạn 2016-2020 gần 26.000 tỷ đồng.

Quy hoạch thoát nước của TP HCM trong tương lai (đến năm 2050) sẽ mở rộng diện tích lên gần 2.100 km2, tăng gấp 3 lần so với quy hoạch cũ với mục tiêu giảm ngập cho thành phố.

Việc mở rộng quy hoạch làm cơ sở thành phố thực hiện các dự án mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước; lập quy hoạch chuyên biệt cho hệ thống thoát nước mưa, gồm hệ thống thoát nước chính, cống cấp 1, cấp 2 đảm bảo yêu cầu.

Mặt khác, quy hoạch mới cũng xét đến yếu tố dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sụt lún - điều mà những quy hoạch trước đây còn thiếu.

Hữu Công

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98