VDSC: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ quanh ngưỡng 2%

19/08/2020 10:06
19-08-2020 10:06:36+07:00

VDSC: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ quanh ngưỡng 2%

Theo dự báo của CTCK Rồng Việt (VDSC), trong bối cảnh các trụ cột chính của kinh tế đều sụt giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ quanh ngưỡng 2% trong năm 2020 khi các đợt bùng phát dịch bệnh đang kéo lùi đà hồi phục kinh tế.

Nhu cầu tiêu dùng toàn cầu lao dốc

VDSC cho rằng, Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển (EMDEs) nói chung đang đối mặt với ‘cơn bão lớn’, cụ thể là gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu, đơn đặt hàng xuất khẩu sụt giảm, giá hàng hóa lao dốc và dòng vốn đầu tư hạn chế.

VDSC đánh giá, trong 6 tháng cuối năm, sẽ có một số điểm sáng chính hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Đầu tiên là thặng dư thương mại dự báo đạt mức cao kỷ lục mới, đây là điểm tựa quan trọng cho sự ổn định vĩ mô nói chung.

Thứ hai, xuất khẩu sang EU dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ khi tỷ giá EURVND đang tăng cao và EVFTA đã có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Cuối cùng, Chính phủ cam kết hỗ trợ sự hồi phục kinh tế thông qua thúc đẩy đầu tư công.

Lựa chọn: Chính sách, chính trị và dịch bệnh

Trong lúc khủng hoảng y tế vẫn tiếp diễn, Chính phủ phải cân nhắc giữa các lựa chọn chính sách.

Trong ngắn hạn, Chính phủ cần tìm sự cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe người dân và hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó là việc cân đo đong đếm giữa các biện pháp kích thích kinh tế trong ngắn hạn và sự ổn định vĩ mô dài hạn. Trong khi nguồn lực công rất hạn chế, nhu cầu hỗ trợ kinh tế đang rất lớn, đặc biệt là việc hỗ trợ đối với các tập đoàn kinh tế quy mô lớn.

 

Kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng 

Ở phía Ngân hàng Nhà nước, câu hỏi quan trọng hiện tại liên quan tới việc duy trì ổn định tài chính khi rủi ro nợ xấu gia tăng và tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam thuộc top đầu khu vực.

Rủi ro nợ xấu đang tích lũy nhanh chóng và sẽ sớm bộc lộ ra ngoài, đặc biệt khi các quy định cho phép cơ cấu thời hạn trả nợ và sắp xếp nhóm nợ kết thúc. Cả hai chỉ số đo lường khả năng vỡ nợ trong 1 năm và mức độ tổn thương của các doanh nghiệp Việt Nam đều thuộc nhóm đầu khu vực.

Trong 6 tháng cuối năm, VSDC cho rằng chính sách tiền tệ sẽ mang tính trung hòa. Việc nới lỏng sẽ chậm dần, khi dư nợ/GDP của Việt Nam thuộc nhóm đầu khu vực.

Bên cạnh đó, VDSC kỳ vọng có thêm 1 đợt cắt giảm lãi suất điều hành dù áp lực lạm phát gia tăng. NHNN tiếp tục yêu cầu khối NHTM chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp Nhưng, khó có khả năng nới lỏng các quy định an toàn tài chính và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đột ngột

Khang Di

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98