WTO bất đồng về lựa chọn nhà lãnh đạo tạm quyền

01/08/2020 13:34
01-08-2020 13:34:00+07:00

WTO bất đồng về lựa chọn nhà lãnh đạo tạm quyền

Các nước thành viên của WTO đã không thể đưa ra một lựa chọn thống nhất về chỉ định một trong 4 phó tổng giám đốc đương nhiệm làm nhà lãnh đạo tạm quyền.

Logo bên ngoài trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. (Nguồn: Reuters)

Ngày 31/7, các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã không đạt được nhất trí về việc lựa chọn một nhà lãnh đạo tạm quyền trong vài tháng, thay thế Tổng Giám đốc Roberto Azevedo vừa từ chức.

Phát biểu họp báo, người phát ngôn của WTO Keith Rockwell cho biết các nước thành viên của WTO đã không thể đưa ra một lựa chọn thống nhất về chỉ định một trong 4 phó tổng giám đốc đương nhiệm làm nhà lãnh đạo tạm quyền của thể chế này.

WTO hiện có 4 phó tổng giám đốc, gồm ông Yonov Frederick Agah người Nigeria, ông Karl Brauner người Đức, ông Dịch Tiểu Chuẩn người Trung Quốc và ông Alan Wolff người Mỹ.

Theo quy định của WTO, các nước thành viên có thể bầu chọn một trong 4 phó tổng giám đốc giữ chức tổng giám đốc tạm quyền cho đến khi chọn ra được một người đứng đầu chính thức.

Hiện có 8 ứng cử viên tham gia tranh "ghế nóng" của thể chế này, trong đó có nhiều gương mặt khá quen thuộc trên trường quốc tế như cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox, cựu Bộ trưởng Kinh tế Saudi Arabia Mohammed al-Tuwaijri, cựu Phó Tổng Giám đốc WTO người Mexico Jesus Seade Kuri hay Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee.

Giữa tháng 5 vừa qua, Tổng Giám đốc đương nhiệm của WTO Roberto Azevedo đã bất ngờ thông báo quyết định từ chức vì lý do gia đình, sớm hơn một năm trước khi nhiệm kỳ thứ hai của ông chính thức kết thúc.

Nhà ngoại giao người Brazil rời WTO giữa lúc thể chế này đang đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, trong đó có căng thăng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc và kinh tế thế giới suy giảm do đại dịch COVID-19.

Kể từ khi thành lập vào năm 1995, WTO đã có 3 tổng giám đốc là người châu Âu, trong khi châu Đại Dương, châu Á và Nam Mỹ - mỗi châu lục từng có 1 người đảm nhận cương vị này.

Mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm và ứng cử viên đắc cử phải nhận được sự ủng hộ đa số của 164 nước thành viên WTO qua mỗi lần bình chọn./.

Phan An

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98