Xuất siêu hơn 10 tỉ USD giữa bão Covid-19

25/08/2020 08:21
25-08-2020 08:21:50+07:00

Xuất siêu hơn 10 tỉ USD giữa bão Covid-19

Bất chấp nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn vì Covid-19, cán cân thương mại Việt Nam vẫn thặng dư hơn 10 tỷ USD.

Theo các chuyên gia, xuất siêu tăng mạnh giữa đại dịch Covid-19 là điểm sáng tích cực. Ảnh: Nguyên Nga

Việt Nam vẫn được ưu tiên chọn mua hàng

Theo số liệu cập nhật từ Tổng cục Hải quan, đến hết ngày 15.8, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 160,24 tỷ USD, tăng khoảng 1,8% so với cùng kỳ 2019. Trong khi đó, nhập khẩu đạt 150,16 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu tăng, nhập khẩu lại giảm dẫn đến thặng dư thương mại tăng mạnh. Tính lũy kế từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất siêu hơn 10 tỷ USD, cao hơn 3 lần so cùng kỳ năm ngoái; cùng kỳ 15.8.2019, Việt Nam xuất siêu 2,93 tỷ USD. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu của ngành hải quan thống kê trên thì có thể thấy xuất siêu tăng mạnh chủ yếu do nhập khẩu giảm. Không những vậy, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu từ ngày 1 - 15.8 đạt 12,68 tỷ USD, tức giảm 9% (tương ứng giảm 1,25 tỷ USD về số tuyệt đối) so với nửa cuối tháng 7.2020.

Đánh giá một cách thận trọng, không quá hồ hởi với con số 10 tỷ USD xuất siêu, tôi vẫn thấy đối tác nước ngoài nhìn thị trường Việt Nam với cái nhìn thiện cảm thực sự 

PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân

Bên cạnh đó, nhiều nhóm hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ lực đều bị giảm so với nửa cuối tháng 7 trước đó. Chẳng hạn, nửa đầu tháng 8, xuất khẩu hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 438 triệu USD (18,6%); xuất khẩu hàng dệt may giảm 255 triệu USD; xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 78 triệu USD (12,8%); xuất khẩu thủy sản giảm 65 triệu USD (14,6%)...

Dù vậy, PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp (DN), đánh giá xuất siêu lớn sẽ tác động tích cực tới tỷ giá hối đoái, tới dự trữ ngoại hối, trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần giữ ổn định giá trị đồng nội tệ và cần có thêm nguồn lực để chuẩn bị cho phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

“Nói rằng việc xuất siêu do nhập khẩu giảm cũng đúng. Các ngành sản xuất có sử dụng lao động lớn bị ảnh hưởng phải cho thôi việc nhiều, lý do các đơn hàng xuất khẩu giảm. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, các nước vẫn đặt Việt Nam ở vị trí ưu tiên và chọn để mua hàng từ Việt Nam thay vì các quốc gia đang vướng lệnh trừng phạt vì bảo hộ sản xuất, hoặc trong vòng vây thương chiến kéo dài... là điều đáng mừng”, PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân phân tích và nhấn mạnh: “Đánh giá một cách thận trọng, không quá hồ hởi với con số 10 tỷ USD xuất siêu, tôi vẫn thấy đối tác nước ngoài nhìn thị trường Việt Nam với cái nhìn thiện cảm thực sự. Trong đại dịch, Việt Nam đã bị tái dịch, nhưng các biện pháp phòng chống có hướng xử lý khá nhất quán, giữ được nền kinh tế ổn định theo chiều hướng tích cực. Thế nên, phải nhìn đây là điểm sáng trong bức tranh tối của Covid-19”.

Doanh nghiệp nội địa có dấu hiệu phục hồi tốt hơn

Nhận định xuất siêu chỉ có ý nghĩa thực sự khi chỉ số xuất khẩu và nhập khẩu tăng đều, nhưng PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, thuộc Học viện Tài chính, vẫn cho là nên lạc quan hơn là bi quan khi nhìn con số này. Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu của khối DN đầu tư nước ngoài (FDI) trong 7 tháng của năm giảm gần 5% trong khi khu vực kinh tế trong nước tăng 10,6%. Về nhập khẩu, 7 tháng, khối DN FDI cũng giảm nhập gần 11% trong khi DN trong nước chỉ giảm 3%.

Đại dịch như một con sông, khi nó khô cạn, sẽ trơ đáy với nhiều đá sỏi lồi lõm. DN nào đủ bản lĩnh và sức khỏe, vượt qua được lòng sông đầy đá sẽ có sức bền tốt và khả năng thích ứng, phát triển cao thêm một bậc.

PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân

Ông Thịnh nói: “Giá trị nhập hàng và xuất hàng giảm mạnh lại tập trung vào khối DN FDI trong khi khu vực DN nội địa có tỷ lệ giảm thấp hơn cho thấy, nền kinh tế bước đầu có dấu hiệu hồi phục nhất định. Thế nên, Việt Nam mặc dù giãn cách xã hội cả tháng, phòng chống dịch căng thẳng, nhưng xuất khẩu hàng vẫn đang phát triển tương đối tốt”.

Tuy số liệu của hải quan chỉ là bước ban đầu để đánh giá, bên cạnh sản xuất xuất khẩu còn có các hoạt động thương mại, bán lẻ, dịch vụ, nhưng theo vị này, những con số đầu vào, đặc biệt số xuất siêu tăng mạnh đã phản ánh thực tế rất rõ ràng là trong xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam đã tăng đáng kể. Trong bối cảnh dịch bệnh lan tràn, nền kinh tế thế giới như “ngồi trên đống lửa”, con số xuất siêu trên 10 tỷ USD của Việt Nam vẫn nên được đánh giá công tâm và tích cực.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh bổ sung: “Đây là niềm tin để chúng ta có thể nỗ lực tăng xuất khẩu, thu hẹp khoảng cách kim ngạch xuất khẩu giữa DN nội địa và FDI ngày càng ngắn hơn. Chiều hướng sản xuất kinh doanh của Việt Nam đang có hướng hồi phục, không quá đáng sợ như ta nghĩ”.

Nguyên Nga

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sắt, thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam, có hiệu lực từ...

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hậu ‘Pháo’ và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.168 tỷ đồng

Hành vi sai phạm của Nguyễn Văn Hậu và các đồng phạm, đối tượng liên quan gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, với tổng số tiền hơn 1.168 tỷ đồng. Các...

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...

Ba mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá hơn 940 tỷ đồng, gấp hàng trăm lần giá khởi điểm

Ba mỏ cát tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa được đấu giá với tổng số tiền trúng vượt 940 tỷ đồng, cao gấp hàng trăm lần so với mức giá khởi điểm ban đầu.

TPHCM, Hà Nội báo cáo tiến độ loạt dự án trọng điểm

TPHCM và Hà Nội đang đẩy mạnh thi công nhiều công trình hạ tầng lớn, trong đó Vành đai 4 vùng Thủ đô đạt gần 99% giải phóng mặt bằng, còn Vành đai 3 TPHCM đã hoàn...

Liên danh của Tập đoàn Phương Trang trúng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12,000 tỷ

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP)...

Liên danh có Tập đoàn Phương Trang trúng thầu dự án đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Liên danh gồm Tập đoàn Phương Trang với 2 doanh nghiệp trúng thầu đầu tư xây dựng đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương với giá trị gần 11.924 tỉ đồng.

Giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2025, giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 264,800 tỷ đồng, bằng 32.06% kế hoạch và cao hơn cả về tỷ lệ lẫn giá trị tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2024.

Khởi công siêu dự án 44,000 tỷ ở Đà Nẵng

Sáng 22/06, Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân chính thức được khởi công tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Phó Thủ tướng Thường trực Chính...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98