ADB: Kinh tế châu Á sẽ giảm lần đầu tiên kể từ thập niên 60

15/09/2020 11:09
15-09-2020 11:09:58+07:00

ADB: Kinh tế châu Á sẽ giảm lần đầu tiên kể từ thập niên 60

ADB dự báo kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 1.8% trong năm 2020

Nhận “đòn đau” từ Covid-19, nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ giảm lần đầu tiên kể từ đầu thập niên 60, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực châu Á sẽ giảm 0.7% trong năm 2020, thấp hơn dự báo hồi tháng 6/2020 là giảm 0.1%, ADB cho biết trong báo cáo ngày thứ Ba (15/09). Đây sẽ là lần suy giảm đầu tiên của nền kinh tế kể từ năm 1962, Yasuyuki Sawada, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, cho biết trong cuộc họp báo.

“Mối đe dọa kinh tế từ Covid-19 vẫn còn rất lớn, khi những đợt tái bùng phát có thể thôi thúc các chính quyền tái áp đặt biện pháp kiểm soát dịch bệnh”, Sawada nói. Đợt suy yếu trên khắp khu vực đang phát triển tại châu Á hiện có quy mô lớn hơn so với các cuộc khủng hoảng trước đây, trong đó 75% nên fkinh tế trong khu vực đang trên bờ vực suy giảm trong năm nay, ông nói.

Trung Quốc sẽ đi ngược xu hướng hiện tại và được dự báo tăng trưởng 1.8% trong năm nay (không thay đổi so với dự báo tháng 6/2020) khi việc kiểm soát dịch bệnh tương đối thành công dọn đường cho sự trở lại của tăng trưởng, theo ADB. Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo lên mức 7.7% trong năm 2021, tăng từ ước tính 7.4% trước đó.

Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong số ít quốc gia còn tăng trưởng dương trong năm 2020, dự báo ở mức 1.8%. Tuy vậy, con số này đã giảm so với ước tính 4.1% hồi tháng 6/2020. Bên cạnh đó, ADB cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam xuống 6.3%, từ mức 6.8% hồi tháng 6.

Nguồn: ADB

Ở Ấn Độ, nơi các lệnh phong tỏa gây gián đoạn chi tiêu của khối tư nhân, GDP sẽ lao dốc 9% trong năm nay, giảm mạnh so dự báo giảm 4% hồi tháng 6, Ngân hàng này cho biết. Ngoài ra, ADB còn hạ dự báo mạnh với Philippines và Thái Lan, giảm tương ứng 7.3% và 8% trong năm nay.

Tăng trưởng ở khu vực đang phát triển châu Á – một khu vực có loại trừ những quốc gia phát triển như Nhật Bản, Australia và New Zealand – sẽ hồi phục lên mức 6.8% trong năm 2021, một phần là do được so với một năm 2020 yếu ớt, Sawada cho biết. Tuy vậy, con số này vẫn thấp hơn mức dự báo hồi trước đại dịch Covid-19, tức ngụ ý đà hồi phục chỉ “mới diễn ra một phần chứ không hoàn toàn”.

Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh “dường như tác động đến thành tích tăng trưởng” và nếu đại dịch kéo dài, rủi ro tác động tới hoạt động kinh tế năm 2020 và 2021 vẫn còn đó, ông nói.

Ngoài ra, góp thêm trong danh mục rủi ro tác động tới tăng trưởng còn có căng thẳng thương mại và công nghệ Mỹ-Trung và những bất ổn tài chính giữa đại dịch, ông Sawada nhận định.

Theo vị chuyên gia tại ADB, các chính sách tập trung vào bảo vệ đời sống và kế sinh nhai của người dân đóng vai trò quan trọng để duy trì đà hồi phục bền vững trong khu vực châu Á.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...

Ông Trump nói Mỹ thu 55% thuế quan, Trung Quốc chỉ thu 10% 

Trong ngày 11/06, Tổng thống Donald Trump thông báo Trung Quốc sẽ cung cấp trước đất hiếm cho Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại mới, gọi đây là thỏa thuận...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98