Các ngân hàng Trung Quốc đối mặt với sức ép lớn

12/09/2020 21:15
12-09-2020 21:15:00+07:00

Các ngân hàng Trung Quốc đối mặt với sức ép lớn

Với quy mô tài sản 45.000 tỉ đô la Mỹ, các ngân hàng Trung Quốc được coi là chỗ dựa vững chắc về tài chính cho hàng triệu người dân và doanh nghiệp đang bị tổn thương vì đại dịch Covid-19. Thế nhưng, đúng vào thời điểm cần thiết nhất để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế, những dấu hiệu cảnh báo đỏ lại xuất hiện.

Áp lực nặng nề

Trong nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19, hệ thống ngân hàng được đặt ở vị trí tuyến đầu. Hồi tháng 6, giới chức Bắc Kinh đã yêu cầu các tổ chức tài chính này hy sinh 1.500 tỉ Nhân dân tệ (219 tỉ đô la Mỹ) lợi nhuận trong năm nay để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty nhỏ và vừa, dễ bị tổn thương hơn. Các ngân hàng được yêu cầu cung cấp các khoản vay giá rẻ, cắt giảm phí dịch vụ, hoãn thời gian thanh toán nợ và tăng cường cho vay với các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn, để giúp họ có thể trụ vững.

Theo ông Jason Tan, nhà phân tích tại CreditSights, “Các ngân hàng đã được yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ với quốc gia. Họ được yêu cầu hỗ trợ nền kinh tế bằng cách chấp nhận giảm khả năng hoạt động của mình”.

Bên cạnh đó, theo Bloomberg, các ngân hàng cũng được yêu cầu giải cứu thị trường việc làm, trong bối cảnh số lượng cử nhân mới gia nhập thị trường lao động chạm mức cao kỷ lục. Hồi tháng 8, bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất Trung Quốc đã bắt đầu kích hoạt chương trình tuyển dụng sinh viên mới ra trường vào mùa thu, thay vì vào tháng 11 như những năm trước.

Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) có kế hoạch tuyển 18.000 sinh viên mới tốt nghiệp, trong khi Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCBC) tuyển 16.000 người. Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) sẽ tăng mức tuyển dụng thêm 15% lên hơn 10.000 người, trong khi Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) đã tuyển dụng 4.500 người hồi mùa xuân năm nay.

Lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng cao

Tuy nhiên, các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, ngành ngân hàng Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều rủi ro từ các chính sách của chính phủ nước này.

Mới đây, bốn ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc, gồm ICBC, CCBC, ABC, Bank of China đều công bố lợi nhuận trong nửa đầu năm 2020 giảm ít nhất 10% so với cùng kỳ năm 2019, mức giảm mạnh nhất trong một thập niên trở lại đây. Dự phòng nợ xấu của bốn ngân hàng này cũng tăng từ 27-97%, trong bối cảnh các khoản nợ xấu tiếp tục gia tăng nhanh và nền kinh tế suy yếu.

Tính chung trong toàn ngành, lợi nhuận của hơn 1.000 ngân hàng thương mại Trung Quốc cũng đã giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn khoảng 1.000 tỉ Nhân dân tệ (146,2 tỉ đô la), theo số liệu từ Ủy ban Điều tiết ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC).

Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 và mâu thuẫn kéo dài với Mỹ, các khoản nợ xấu đã chạm mức cao chưa từng thấy, lên đến 2.700 tỉ Nhân dân tệ (395 tỉ đô la) vào tháng 6. Hơn nữa, tỷ lệ khả năng thanh toán - đo lường khả năng dự phòng đối với các khoản cho vay, đã giảm mạnh trong hai năm qua.

Hiện tại, tỷ lệ nợ xấu tại bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã tăng lên mức trung bình 1,45% vào cuối tháng 6, trong khi một năm trước đó là 1,26%.

Các giám đốc ngân hàng và nhà phân tích dự đoán, nợ xấu sẽ còn tiếp tục gia tăng trong vài quí nữa khi kinh tế Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tiêu dùng nội địa yếu và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Hôm 31-8, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc Zhang Qingsong cho biết: “Sẽ mất thời gian để các tác động từ suy thoái kinh tế bộc lộ, và chính sách vĩ mô của chính phủ được triển khai để khắc phục. Các khoản nợ xấu cũng sẽ dần xuất hiện, khiến áp lực gia tăng trở lại đối với ngân hàng”.

Theo Fitch, giới chức Trung Quốc dự kiến sẽ phải xử lý 3.400 tỉ Nhân dân tệ (497 tỉ đô la) nợ xấu của ngành ngân hàng nước này trong năm 2020, cao hơn gần 50% so với mức được thống kê hồi năm ngoái.

Không chỉ làm giảm lợi nhuận và gia tăng nợ xấu, việc áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn và số lượng khoản vay nhiều hơn đang khiến khả năng duy trì vốn của các ngân hàng sụt giảm. Hồi tháng trước, S&P Global Ratings cho biết bốn ngân hàng lớn của Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ thiếu 220 tỉ đô la để đáp ứng các quy tắc về vốn toàn cầu vào năm 2025. Con số trên thậm chí có thể tăng lên hơn 900 tỉ đô la trong vài năm tới khi áp lực kinh tế đè nặng lên lợi nhuận.

Tác động tiêu cực tới nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng

Việc lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận và dự phòng vốn của các ngân hàng bị “xói mòn” nghiêm trọng cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lý nhà đầu tư. Yếu tố này dường như đã đóng sập cánh cửa đối với các ngân hàng Trung Quốc trong việc khai thác thị trường chứng khoán để huy động thêm vốn.

Theo Bloomberg, hiện tại, cổ phiếu của các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đang giao dịch ở mức thấp hơn 55% so với giá trị sổ sách dự báo. Xét trên toàn ngành, chỉ số FTSE China A 600 Banks Index - thước đo các ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn và trung bình niêm yết trên các sàn chứng khoán Trung Quốc, đã giảm khoảng 10,8% trong giai đoạn từ đầu năm đến nay, theo dữ liệu từ Refinitive. Đáng chú ý, trong cùng khoảng thời gian này, chỉ số FTSE China A 600 Index bao gồm các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác đã tăng tới 17,1%.

Hồi tháng trước, Citigroup đã hạ hơn 10% dự báo lợi nhuận trong giai đoạn 2020-2022 của các ngân hàng lớn Trung Quốc, đồng thời dự báo mức giảm lợi nhuận năm nay là 13%. Đây được coi là tín hiệu đáng lo ngại, có nguy cơ ảnh hưởng đến nỗ lực của Bắc Kinh trong việc vực dậy nền kinh tế.

Một câu hỏi được nhiều chuyên gia đặt ra là Chính phủ Trung Quốc còn yêu cầu ngành ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận đến bao giờ mà không gây ra rủi ro nghiêm trọng cho họ? Bà May Yan, trưởng nhóm Greater China Financials tại UBS Group, khuyến cáo: “Chính phủ Trung Quốc cần cân bằng giữa việc hy sinh lợi nhuận ngành ngân hàng để hồi phục nền kinh tế và duy trì sự ổn định tài chính. Lời kêu gọi về việc phục vụ lợi ích quốc gia từ các ngân hàng lớn nhất không thể tiếp tục mãi. Hệ thống tài chính yếu kém là điều cực kỳ nguy hiểm đối với họ”.

Hồi cuối tuần trước, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cũng cho biết, các ngân hàng ở Trung Quốc có thể ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh hơn trong nửa cuối năm 2020 khi các khoản nợ xấu tiếp tục tăng.

Bên cạnh đó, Fitch Ratings cũng cho biết, cho dù đứng trước những thách thức, các ngân hàng Trung Quốc vẫn có kế hoạch chi trả cổ tức cho năm 2020 và điều này có thể hạn chế sự tăng trưởng của họ.

Tuy vậy, Fitch Ratings hiện vẫn giữ triển vọng “ổn định” đối với các ngân hàng Trung Quốc. Theo tổ chức này, ngành ngân hàng Trung Quốc vẫn có thể ngăn chặn nguy cơ gia tăng rủi ro tín dụng. 

Song Thanh

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98