Campuchia sẽ đa dạng hóa kinh tế, giảm phụ thuộc ngành dệt may

15/09/2020 09:00
15-09-2020 09:00:00+07:00

Campuchia sẽ đa dạng hóa kinh tế, giảm phụ thuộc ngành dệt may

Campuchia đang nhắm đến việc phát triển các ngành ngoài dệt may theo chính sách theo đuổi phát triển bền vững và đa dạng hóa kinh tế. Để đạt được kế hoạch này, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện Chính sách Phát triển Công nghiệp Campuchia giai đoạn 2015-2025, theo thông cáo báo chí về phiên họp Nội các do Thủ tướng Hun Sen chủ trì gần đây, Phnom Penh Post đưa tin.

Thông cáo nêu: “Chính sách này là chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới của Campuchia, tập trung vào đa dạng hóa kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao năng suất theo xu thế thay đổi của cơ cấu kinh tế trong nước cũng như tình hình kinh tế và địa chính trị trong khu vực và trên thế giới.

Từ năm 2017-2018, Chính phủ đã thực hiện chính sách phát triển công nghiệp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 27.7% năm 2015 lên 32.6% năm 2018.

Điều này phản ánh thực tế Campuchia đang tiếp tục cải cách và thúc đẩy cơ cấu công nghiệp - được dịch chuyển dần từ sự phụ thuộc vào ngành nông nghiệp - để thúc đẩy phát triển.

Thông qua chính sách này, mục tiêu của Chính phủ là tăng cường và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu ngoài ngành dệt may lên 15%, thúc đẩy xuất khẩu nông sản chế biến lên 12% vào năm 2025.

Campuchia đã và đang không ngừng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nông sản đa dạng hơn và ít phụ thuộc vào xuất khẩu mặt hàng dệt may và giày dép”.

Theo Nhà nghiên cứu kinh tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia Ky Sereyvath, Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này trong 5 năm nữa, chuyển từ ngành dệt may sang các cơ hội đầu tư, đặc biệt từ Trung Quốc.

Sự dịch chuyển dần khỏi lĩnh vực dệt may không phải vì Liên minh châu Âu (EU) rút ưu đãi thương mại EBA mà để nắm bắt những cơ hội mới có được từ Trung Quốc do ảnh hưởng của Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”, ông Ky Sereyvath cho biết khi đề cập đến việc EU quyết định rút một phần ưu đãi trong Thỏa thuận ưu đãi thương mại EBA - Everything But Arms (Mọi thứ trừ vũ khí) dành cho Campuchia kể từ ngày 12/08.

Ông Ky Sereyvath cho rằng việc phát triển ngành công nghiệp mới này có nghĩa Campuchia sẽ tập trung vào các ngành điện - điện tử và linh kiện ô tô, khuyến khích thêm đầu từ nước ngoài vào Vương quốc.

Ông cho biết thêm: “Ngành công nghiệp của chúng ta đã bước sang giai đoạn 2. Trước đây, chúng ta chỉ phát triển ngành dệt may. Giai đoạn 2 sẽ theo đuổi chiến lược chế biến nông sản thành ngành chế biến thực phẩm, nhằm ứng phó với tình huống sản xuất vượt sản phẩm nông nghiệp đồng thời thúc đẩy tăng trưởng giá trị gia tăng trong nền kinh tế thay vì người nông dân chỉ thu hoạch rồi đem bán”.

Ông Ky Sereyvath cho biết như một phần trong chính sách phát triển công nghiệp, Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách quy định về thuế, lực lượng vũ trang, hệ thống vận tải, giáo dục và dạy nghề, đồng thời khuyến khích người lao động thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng. Bên cạnh đó, chính sách này còn hướng đến đạt tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đăng ký hoạt động từ 80-95%. Chính phủ cũng mong muốn vào năm 2025, từ 50-70% SME sẽ có sổ sách kế toán và bảng cân đối kế toán chính xác.

Thông cáo nêu thêm: “Hiện nay, nhiều SME nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký doanh nghiệp chính thức để tăng cường quản lý doanh nghiệp, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính và là cơ sở để đánh giá việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như hưởng các ưu đãi của Chính phủ”.

Dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và cũng là lĩnh vực lớn nhất của Campuchia. Ngành này chiếm 16% GDP và 80% nguồn thu xuất khẩu của Vương quốc, thuê khoảng 750,000 lao động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hơn 250 nhà máy sản xuất hàng may mặc tại Campuchia phải đóng cửa, khiến hơn 130,0000 lao động mất việc làm. Bên cạnh đó, quyết định rút ưu đãi EBA của EU cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành dệt may nói riêng và kinh tế Campuchia nói chung. Thông qua chính sách đa dạng hóa kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu để giảm phụ thuộc vào ngành dệt may, Campuchia hy vọng tăng trưởng kinh tế bền vững hơn đồng thời tăng khả năng cạnh của Vương quốc.

Đỗ Thảo (Theo Phnom Penh Post)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Campuchia kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 6.4% trong năm 2024

Nền kinh tế Campuchia được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6.4% trong năm 2024, tăng so với mức 5.5% ghi nhận trong năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành du lịch và...

Campuchia xác định năm 2024 là năm phục hồi kinh tế

Thủ tướng Hun Manet khẳng định Preah Sihanouk là trục kinh tế quan trọng, việc khôi phục và vận hành trở lại công trình tòa nhà cũ, xây dựng dở dang ở đây sẽ thúc...

Dự trữ ngoại hối của Campuchia tăng lên 20 tỷ USD trong năm 2023

Ngân hàng Trung ương Campchia (NBC) gần đây cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong năm 2023 đạt 20 tỷ USD, tăng 12.3% so với năm 2022, Khmer Times đưa tin.

Du khách quốc tế đến Campuchia tăng 140% trong năm 2023

Cambodia thu hút khoảng 5.43 triệu du khách quốc tế trong năm 2023, tăng mạnh 139.5% so với mức 2.27 triệu du khách vào năm 2022, theo báo cáo của Bộ Du lịch hôm...

Xuất khẩu hàng hóa ngoài ngành may mặc của Campuchia tăng 56% trong năm 2023

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE), trong năm 2023, Vương quốc đã xuất khẩu 3,129 triệu USD hàng sản xuất ngoài ngành may mặc, tăng...

Campuchia: Xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch giảm 12%

Nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch (GFT) của Campuchia ghi nhận xu hướng giảm trong năm vừa qua, Khmer Times đưa tin.

Thương mại Campuchia-Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm 2023 dù nhu cầu thế giới giảm tốc

Trong năm 2023 vừa qua, mặc dù nhu cầu toàn cầu sụt giảm nhưng thương mại giữa Campuchia và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.

Campuchia xuất khẩu lô gạo đầu tiên sang UAE

Campuchia vừa xuất khẩu lô gạo đầu tiên 60,000 tấn sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), mở ra một thị trường mới cho ngành lúa gạo Campuchia, Khmer...

Thương mại quốc tế của Campuchia giảm 1.9% trong năm 2023

Theo dữ liệu thương mại được Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE) công bố hôm 11/01, tổng kim ngạch thương mại quốc tế của nước này đạt 46.82 tỷ USD...

Yếu tố nào sẽ giúp Campuchia thu hút thêm FDI?

Luật đầu tư mới, các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc và Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tình hình hòa bình trong...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98