Câu chuyện tồn tại giữa đại dịch của công ty giày 128 tuổi

21/09/2020 08:57
21-09-2020 08:57:49+07:00

Câu chuyện tồn tại giữa đại dịch của công ty giày 128 tuổi

Bạn sẽ khó tìm thấy một chủ doanh nghiệp nhỏ nào gọi việc giảm doanh thu 20% là "thành công lớn", trừ khi doanh thu của bạn đã giảm 70% chỉ vài tháng trước đó và đang đối mặt những khó khăn không dứt của năm 2020.

Peter Gimre

Đó là hoàn cảnh của Peter Gimre, chủ sở hữu Gimre's Shoes, công ty giày có tuổi đời 128 tại thành phố biển Astoria, Oregon. Ông nội ông mở hiệu giày này vào năm 1892, sau khi nhập cư từ Na Uy và nó được gia đình ông quản lý từ đó. Gimre, vào tháng này sẽ bước sang tuổi 60, đã làm việc tại đây từ năm 16 tuổi. Cha ông nắm quyền điều hành đến khi ông tiếp quản nó vào năm 1984.

Khi CNN Business lần đầu tiên trò chuyện với Gimre vào tháng 4, toàn bộ bang Oregon đang được lệnh phải ở nhà để phòng chống dịch bệnh. Cửa hàng của Gimre không bán giày trực tuyến nên đã đóng cửa được hai tuần. Sau đó, ông cố gắng làm việc một mình và cung cấp dịch vụ đón khách bên lề đường vài giờ mỗi ngày, nhưng nhận ra nỗ lực đó "vô nghĩa" vì không ai ra ngoài và khách du lịch - một phần trong nhóm khách hàng vãng lai của ông - bị cấm đến khu vực này.

Với gần 3/4 doanh thu bị mất vào thời điểm đó, Gimre không nghĩ ông có thể thực hiện công việc kinh doanh quá vài tháng. Và ông biết không chỉ ông rơi vào hoàn cảnh này.

Tuy nhiên, một số điều đã xảy ra kể từ đó, giúp ông trụ vững.

Vào cuối tháng 4, Gimre nhận được khoản vay từ Chương trình bảo vệ tiền lương (PPP) của liên bang, cho phép ông thuê lại các nhân viên, đã cho tạm nghỉ sau khi lệnh ở nhà được ban hành.

"Nếu tôi không có khoản vay, ai biết điều gì sẽ xảy ra? Đó là một phao cứu sinh thực sự", Gimre nói.

Ông mở lại cửa hàng vào ngày 15/05, nhưng với sức chứa giảm - không được phép có nhiều hơn 8 khách hàng vào trong cùng lúc vì mục đích giãn cách xã hội. Ông cũng giảm giờ làm việc của cửa hàng 1 giờ/ngày và không còn mở cửa vào Chủ Nhật.

Gimre cũng cắt giảm các chi phí, giúp bù đắp một phần doanh thu bị mất. Ông không còn chi tiền cho tiếp thị và quảng cáo. Và chi phí trả lương của ông đã giảm vì hai trong số ba nhân viên toàn thời gian đã nghỉ việc vì lý do cá nhân và người thứ ba chọn làm bán thời gian.

Sau khi mở cửa trở lại cho khách hàng ghé thăm, doanh số bắt đầu tăng lên. Mặc dù vẫn giảm 20% trong tháng 8, nhưng Gimre cảm thấy rất biết ơn khi được kinh doanh trở lại.

Nhờ khoản vay PPP và chi phí thấp hơn, ông cho biết "chúng tôi đang tồn tại, nhưng đó là một trò chơi hoàn toàn mới".

Nếu đại dịch ảnh hưởng đến nền kinh tế như cách nó đã xảy ra vào mùa xuân này, Gimre không chắc ông sẽ chiến đấu như thế nào.

Tuyển dụng nhân viên lâu năm

Chris Stevens làm việc tại Gimre's Shoes từ năm 1983-1993, rồi trở lại làm việc vào năm 2011 sau khi hoàn thành bổn phận nuôi gia đình.

Bà chuyển sang làm việc bán thời gian tại cửa hàng sau khi trở về được một tháng. Kể từ khi cửa hàng mở cửa trở lại, chủ yếu là Stevens và Gimre làm việc ở đó.

Cả ba người con của bà - giờ đã trưởng thành - đều mất việc làm trong thời kỳ đại dịch, bà nói. Và một trong những cô con gái (đang mang thai) đã cùng chồng sắp cưới chuyển về nhà mẹ đẻ.

Trong thời gian bị cho tạm nghỉ, Stevens nói bà không gặp khó khăn gì nhờ các khoản trợ cấp thất nghiệp, trong đó có khoản thanh toán bổ sung tạm thời 600 USD. Gộp lại, các khoản đó còn nhiều hơn cả số tiền bà kiếm được khi làm việc.

Lập kế hoạch cho một tương lai không rõ ràng

Thông thường, Gimre đặt mua giày của mỗi mùa trước 6 tháng. Nhưng mùa xuân tới sẽ ra sao, khi tình trạng dịch bệnh và nền kinh tế đang như thế? Ông không biết.

Ông cũng không thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra với chuỗi cung ứng. Gimre cho biết ông đã gặp phải tình trạng chậm giao hàng hàng tuần, thậm chí hàng tháng, đối với một số mặt hàng.

Và có một điều ai cũng biết: Ông cần dự trữ đầy đủ sản phẩm tẩy rửa và đồ bảo hộ. Ông cho biết một phần của công việc bán giày ngày nay là đeo khẩu trang, điều tiết lượng người ra vào để không có quá nhiều người trong cửa hàng cùng lúc và vệ sinh mọi thứ mà khách hàng chạm vào, như giày để thử, ghế họ ngồi và thiết bị dùng để đo ni.

Tiếp tục phát triển với sự thúc đẩy từ cộng đồng

Điều hành một doanh nghiệp nhỏ luôn luôn khó khăn và làm được như vậy trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và sức khỏe là việc đặc biệt khó. Nhưng đó là một trong những điều Gimre muốn tiếp tục làm hài lòng khách hàng của ông - nhiều người trong số họ được giới thiệu bởi các bác sĩ muốn đảm bảo rằng bệnh nhân của họ được trang bị giày phù hợp.

Việc doanh nghiệp của ông đã xoay sở để tồn tại về mặt tài chính trong nhiều tháng sau đại dịch mang lại cho Gimre một chút an ủi. Tuy vậy, ông cho biết điều khiến ông tiếp tục là sự hỗ trợ tinh thần mà ông nhận được từ công đồng của ông. Nhiều khách hàng trung thành đã nói với ông rằng họ thích mua giày từ cửa hàng này hơn bất cứ nơi nào khác.

“Chỉ cần nghe được câu nói đó thường xuyên thôi cũng đủ ‘mát dạ’ và khiến chúng tôi muốn làm tất cả những gì có thể để tiếp tục kinh doanh, điều mà chắc chắn chúng tôi sẽ làm”, ông tâm sự.

Nhã Thanh (Theo CNN)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98