Đà hồi phục của nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại

12/09/2020 11:42
12-09-2020 11:42:42+07:00

Đà hồi phục của nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại

Nền kinh tế toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ từ cú sụp trong mùa xuân, nhưng dữ liệu mới từ nước Anh cho thấy đà tăng đã chậm lại. Điều này càng cho thấy nền kinh tế toàn cầu có thể cần tới nhiều tháng (nếu không muốn nói là nhiều năm) để chữa lành vết sẹo mà Covid-19 để lại.

Các số liệu thống kê mới từ Anh cung cấp thêm cái nhìn đáng giá về tình hình hồi phục kinh tế hiện tại. Đây là một trong vài quốc gia công bố số liệu hàng tháng về tăng trưởng kinh tế và cũng là nền kinh tế lớn nhất thực hiện công việc này.

Tháng 7/2020, nền kinh tế Anh tăng trưởng 6.6% so với tháng 6/2020, sau đà tăng trưởng 8.7% trong tháng trước đó. Điều này giúp Anh quốc trên đà ghi nhận mức tăng trưởng 15% trong quý 3/2020, sau cú rớt 20.4% trong quý 2.

Tuy nhiên, sản lượng kinh tế vẫn thấp hơn 11.7% so với tháng 2/2020 – thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 ập đến và gây gián đoạn nền kinh tế. Sản lượng trong lĩnh vực dịch vụ, vốn phụ thuộc nhiều hơn vào sự tương tác trực tiếp, giảm 12.6% so với tháng 2/2020, nhưng sản lượng công nghiệp giảm 7%.

Dữ liệu từ Vương quốc Anh càng củng cố thêm cho khả năng việc trở lại mức sản lượng trước đại dịch sẽ rất chậm rãi đối với những nước giàu nhất thế giới, khi đại dịch Covid-19 gây cản trở mọi thứ từ đi lại và giải trí cho tới đi làm văn phòng.

Dữ liệu kinh tế mạnh mẽ trong quý 3/2020 nhiều khả năng sẽ bị nối tiếp bằng đà tăng trưởng chậm rãi hơn khi các công ty, người lao động và Chính phủ điều chỉnh để thích nghi với giai đoạn bất ổn vì diễn biến của đại dịch.

“Miễn là các nền kinh tế lớn không còn rơi vào tình trạng phong tỏa, đà tăng trưởng có thể tiếp tục, nhưng không còn duy trì đà hồi phục ấn tượng như vài tháng trước – thời điểm tái mở cửa kinh tế”, Gilles Moëc, Chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty bảo hiểm Axa, cho hay. “Phần khó nhằn bắt đầu từ đây”.

Các chuyên gia kinh tế không mong kinh tế Anh quốc sẽ trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2022. Quý 2/2020, Anh ghi nhận đà giảm trầm trọng nhất trong các quốc gia giàu có, nhưng chuỗi giảm và hồi phục hàng tháng khá tương tự với các quốc gia khác, bao gồm Mỹ.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khu vực Atlanta ước tính kinh tế Mỹ sắp ghi nhận đà tăng trưởng 7% trong quý 3/2020, sau cú giảm 9.1% trong quý 2/2020 (số liệu so sánh với quý trước đó). Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng GDP Mỹ tăng trưởng 1.25% trong quý 4/2020 và trở lại mức sản lượng trước đại dịch vào đầu năm 2022.

Kinh tế toàn cầu giảm 2 quý liên tiếp tính tới tháng 6/2020, khi mà các lệnh phong tỏa diện rộng và tâm lý e sợ lây nhiễm giáng đòn nặng nề đến hoạt động kinh tế.

Trong nhóm G20, đà giảm 3.4% về sản lượng kinh tế trong 3 tháng đầu năm đã là mức giảm lớn nhất kể từ ít nhất là năm 1998 (thời điểm bắt đầu ghi nhận dữ liệu), nhưng đà giảm của quý 2/2020 là chưa hề có tiền lệ trong nhiều thập kỷ qua, kể từ khi kết thúc Thế Chiến II.

Sự thay đổi chóng vánh trong đại dịch chỉ diễn ra trong vài tháng chứ không phải vài quý. Bên ngoài Trung Quốc, đà giảm GDP tập trung vào tháng 3-4, bắt đầu hồi phục từ tháng 5/2020 và tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 6-7/2020 khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ.

Theo dữ liệu công bố trong tuần này, kinh tế Na Uy – vốn giảm ít hơn so với các quốc gia láng giềng tại châu Âu – tăng trưởng 1.1% trong tháng 7/2020, yếu hơn mức tăng trưởng của tháng 6. Sản lượng trong tháng 7/2020 chỉ thấp hơn 4.7% so với mức tháng 2/2020.

Chuyên gia kinh tế trưởng của NHTW châu Âu, Philip Lane, tỏ ra thận trọng về đà hồi phục kinh tế của châu Âu và mức lạm phát yếu ớt, từ đó để ngỏ cánh cửa tung ra gói kích thích trong vài tháng tới.

Đã xuất hiện dấu hiệu của sự mong manh dễ vỡ ở nhiều quốc gia khi đại dịch tái bùng phát đã châm ngòi cho những biện pháp giới hạn mới và càng rót thêm sự thận trọng vào tâm trí người tiêu dùng. Hoạt động kinh tế suy giảm ở Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Kazakhstan, Tây Ban Nha và Italy.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế thế giới đi về đâu?

Đứng trước sự bất định của nền thương mại toàn cầu do chính sách thuế của chính quyền Mỹ thay đổi khó lường, câu hỏi đặt ra là nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng...

10 ngày sau thỏa thuận Mỹ-Trung, doanh nghiệp Mỹ vẫn "mờ mịt" về nguồn cung đất hiếm

Gần 10 ngày kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đã "hoàn tất", phần lớn công ty Mỹ vẫn không biết khi nào họ sẽ nhận được...

Các tập đoàn thực phẩm toàn cầu loay hoay với cam kết giảm khí metan

Starbucks, Kraft Heinz cùng nhiều ông lớn ngành thực phẩm khác vẫn đang tỏ ra chậm chạp trong việc xử lý lượng khí thải metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh...

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm 80% trong tháng 5

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lô hàng gửi đến Nhật Bản giảm 54%. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các...

Làn sóng các tập đoàn toàn cầu quay lưng với cam kết khí hậu

Từ Amazon đến Wells Fargo, hàng loạt tập đoàn lớn đang đồng loạt rút lui khỏi các cam kết về khí hậu.

Thống đốc Fed: Có thể hạ lãi suất ngay trong tháng 7

Thống đốc Fed Christopher Waller bất ngờ cho rằng NHTW có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 7. 

Bill Gates và Sam Altman gọi vốn tỷ đô cho năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI

Hai công ty được hậu thuẫn bởi Bill Gates và Sam Altman đang tận dụng làn sóng kỳ vọng rằng năng lượng hạt nhân sẽ giữ vai trò then chốt trong vận hành các trung...

Đà phục hồi bất động sản Trung Quốc chững lại

Đà phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc đang chững lại khi giá nhà ở tiếp tục giảm mạnh. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo, trong những năm tới, nhu cầu nhà...

Khách Trung Quốc “quay lưng” với Thái Lan, cổ phiếu sân bay Thái Lan giảm hơn 50%

Từng chứng kiến dòng du khách ồ ạt hậu dịch Covid-19, Thái Lan giờ chỉ còn đón những luồng khách lẻ tẻ, tạo áp lực nghiêm trọng lên Airports of Thailand Plc (AoT) -...

Chủ tịch Fed: Tác động thuế quan sắp đến

Hiện có rất nhiều điều chưa biết về triển vọng kinh tế và lãi suất, nhưng Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu ít nhất một điều dường như chắc chắn: Giá cả sẽ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98