Đế chế của vị tỷ phú Trung Quốc kín tiếng được mệnh danh 'chú sói cô độc'

03/09/2020 19:31
03-09-2020 19:31:32+07:00

Đế chế của vị tỷ phú Trung Quốc kín tiếng được mệnh danh 'chú sói cô độc' 

Zhong Shanshan – vị tỷ phú được biết tới với cái tên “chú sói cô độc” – không chỉ gầy dựng thành công đế chế nước đóng chai mà còn giúp nhiều người khác trở thành triệu phú.

Ông Zhong Shanshan

Ông trùm này từng làm việc trong lĩnh vực xây dựng, báo chí, sản xuất thuốc và nước đóng chai. Trong đó, lĩnh vực nước đóng chai giúp ông trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, nhưng ông hiếm khi được dẫn lời trong các bài báo, không hề tham gia vào giới chính trị và các lợi ích kinh doanh của ông cũng không dính dáng gì với các gia đình giàu có khác, như các ông trùm bất động sản. Vì vậy, ông có biệt danh “chú sói cô độc”.

Tuy nhiên, điều đó cũng không thể cản trở sự trỗi dậy của Nongfu Spring – vốn sản xuất loại nước đóng chai có nắp màu đỏ phổ biến ở khắp Trung Quốc, từ các quầy bán thức ăn nhanh cho tới những khách sạn cao cấp.

Đế chế nước đóng chai này cũng rất phổ biến trong giới đầu tư. Trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Nongfu Spring ở Hồng Kông, số lượng cổ phần đăng ký mua cao gấp 323 lần so với dự kiến và giá IPO rơi vào mức cao nhất trong phạm vi mà công ty đề xuất.

Dựa trên mức 21.5 HKD (2.77 USD), 84% cổ phần của ông Zhong tại Nongfu trị giá 26 tỷ USD. Nhờ đó, tổng tài sản của ông trùm này được tăng lên 38 tỷ USD và trở thành tỷ phú giàu thứ ba của Trung Quốc, đứng sau Jack Ma của Alibaba Group Holding và Pony Ma của Tencent Holdings, theo Bloomberg Billionaires Index.

Ông Zhong (65 tuổi) cũng chia sẻ sự giàu có với người khác. Bản cáo bạch của Công ty liệt kê 68 cổ đông bên cạnh ông Zhong, với tỷ lệ sở hữu từ 0.0063% cho tới 1.4%, tất cả đều trở thành triệu phú đô la. Một số người có cổ phần từ năm 2019, khi nhà sáng lập Zhong và công ty holding của ông chuyển giao 0.79% cổ phần cho 33 người như một phần trong chương trình khuyến khích nhân viên.

“Thường thường, những người sáng lập sẽ sử dụng cấu trúc này để lập danh sách cổ đông trước thềm IPO, hoặc họ thường thưởng cho những nhân viên lâu năm vì đã gắn bó trong quá trình xây dựng doanh nghiệp với những nhà sáng lập”, Clifford Ng, Đối tác tại Zhong Lun Law Firm ở Hồng Kông, nhận định. “Đây là thông lệ khá phổ biến ở Trung Quốc và bạn sẽ thấy điều đó nhiều hơn ở các doanh nghiệp gia đình và những doanh nghiệp có nhân viên lâu năm”.

Những người hưởng lợi nhiều nhất là gia đình bên vợ của ông Zhong. Lu Xiaowei, chị cả của vợ ông Zhong, sở hữu 1.4% cổ phần với tổng giá trị 432 triệu USD, trong khi hai người thân của bà Xiaowei cũng giữ lượng cổ phần trị giá 428 triệu USD. Ngoài ra, hai người chị của ông Zhong – Zhong Xiaoxiao và Zhong Xuanxuan – sở hữu lượng cổ phần trị giá 428 triệu USD và 214 triệu USD. Vợ và contrai  của ông Zhong không là cổ đông của công ty, mặc dù trong đơn đăng ký IPO, con trai của ông giữ chức Giám đốc không điều hành.

Cỗ máy tạo tiền

Thị trường IPO từ lâu đã là một nguồn tạo tài sản quan trọng tại Trung Quốc, nhưng cỗ máy đó càng được tận dụng trong năm nay, thậm chí trong bối cảnh Covid-19. Trong 6 tháng đầu năm 2020, ít nhất 24 người đã trở thành tỷ phú nhờ các đợt IPO trên sàn giao dịch Trung Quốc. Tuần trước, thêm 3 thành viên mới bước vào câu lạc bộ tỷ phú khi các công ty trên sàn công nghệ ChiNext bắt đầu giao dịch không có biên độ.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng chứng kiến sự bùng nổ của tầng lớp giàu có. Trung Quốc sản sinh ra 158,000 triệu phú chỉ trong 1 năm, nâng tổng số lên hơn 4.4 triệu người – chỉ đứng sau Mỹ, theo báo cáo của Credit Suisse Group trong năm 2019.

Đây là một năm đầy biến chuyển của ông Zhong. Hồi tháng 4/2020, Beijing Wantai Biological Pharmacy Enterprise – một công ty dưới quyền kiểm soát của ông Zhong – chào sàn ở Thượng Hải. Cổ phiếu của công ty dược này tăng gần 3,200% và đẩy tổng tài sản của ông lên tới 20 tỷ USD. Sau đó, đà tăng đã giảm nhiệt, nhưng vẫn còn tăng gấp 24 lần kể từ khi niêm yết.

Đối với Zhong, con đường trở thành người giàu có rất chông gai. Việc đi học của ông bị gián đoạn trong suốt cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc và ông kinh qua nhiều công việc khác nhau trước khi thành lập doanh nghiệp nước đóng chai.

Công ty của ông cho ra đời nước đóng chai đầu tiên trong năm 1997 và hiện đã mở rộng trên khắp cả nước. Trong giai đoạn 2012-2019, Nongfu chiếm 21 thị phần nước đóng chai tại Trung Quốc, dẫn đầu thị trường. Doanh số tăng lên 24 tỷ Nhân dân tệ (3.5 tỷ USD) trong năm 2019, tăng 37% so với năm 2017.

Nongfu cũng chuyển sang lĩnh vực sản xuất nước giải khát, với 40% doanh thu năm 2019 đến từ các sản phẩm như trà, nước uống cung cấp vitamin và nước trái cây.

Trong bản cáo bạch, Công ty cho biết đại dịch và tình trạng lũ lụt gần đây ở một vài tỉnh Trung Quốc đã làm giảm doanh số, nhưng đó chỉ là sự gián đoạn tạm thời, theo Kevin Kim, Chuyên viên phân tích tại Bloomberg Intelligence. 

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

4 sai lầm khiến người trẻ thất bại khi khởi nghiệp

Khởi nghiệp không chỉ là câu chuyện đam mê mà còn là hành trình khó khăn, có thể đối mặt với vô số thực tế phũ phàng.

Gia tộc duy nhất phá vỡ quy luật 'giàu không quá 3 đời' nhờ chiến lược 3 không

Là một trong số ít gia tộc Á Đông phá vỡ định luật 'giàu không quá 3 đời' nhờ chiến lược 3 không: 'Không bỏ gốc - Không ngừng học - Không đánh mất danh dự', gia tộc...

Để việc đăng ký thành lập doanh nghiệp “dễ như mở tài khoản ngân hàng”

Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, việc cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt...

Bi kịch tỷ phú huyền thoại: Từ 'bát cơm vàng' đến cái giá 178 nghìn tỷ đồng đổi lấy mạng sống

Từng là huyền thoại chốn thương trường với khối tài sản hàng chục tỷ nhân dân tệ, Viên Bảo Cảnh đã bước lên đỉnh cao giàu sang từ đáy cùng cực của nghèo khó.

Nữ doanh nhân tỷ phú lừng danh bất ngờ 'ngã ngựa' giữa đỉnh cao

Từng là biểu tượng khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực an ninh mạng, nữ doanh nhân Vương Cẩn - người được mệnh danh là 'nữ hoàng công nghệ Tứ Xuyên', đối mặt bước...

Tesla ‘bốc hơi’ 152 tỷ USD sau màn đấu khẩu giữa ông Trump và Elon Musk

Cổ phiếu của Tesla đã giảm 14% vào ngày 5/6 sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa rút các hợp đồng chính phủ đối với các công ty của CEO Elon Musk, làm leo thang...

Tại sao ông trùm ngân hàng Jamie Dimon luôn bi quan về nền kinh tế?

Jamie Dimon càng lo lắng thì ngân hàng của ông càng hoạt động xuất sắc.

Truy nã cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Huỳnh Phước vì tham ô tài sản và rửa tiền

Cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Huỳnh Phước bị Công an tỉnh Đắk Lắk truy nã về tội tham ô tài sản và rửa tiền.

Elon Musk cảm ơn Trump và tuyên bố rời công việc Chính phủ

Khi nhiệm kỳ chính thức tại Chính phủ sắp kết thúc, Elon Musk đã gửi lời cảm ơn tới Tổng thống Donald Trump vào ngày 28/05 vì “đã trao cơ hội cắt giảm chi tiêu lãng...

Công ty liên quan vợ chồng Đoàn Di Băng liên tục vướng lùm xùm

Công ty liên quan đến vợ chồng Đoàn Di Băng tiếp tục vướng vào rắc rối do có dấu hiệu bán mỹ phẩm có vấn đề.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98