Hành trình tạo dựng thương hiệu túi xách của cô gái 22 tuổi

16/09/2020 11:15
16-09-2020 11:15:17+07:00

Hành trình tạo dựng thương hiệu túi xách của cô gái 22 tuổi

Vào năm 2017, Marina Raphael, khi đó 20 tuổi, đã có một ý tưởng. "Tôi muốn thành lập thương hiệu túi xách có chất lượng và độ tinh xảo hoàn hảo, nhưng giá cả không quá cao", cô nói với Business Insider.

Marina Raphael

Vậy, vấn đề duy nhất là gì? Cô không có chuyên môn về thiết kế vì chưa từng học tại Parsons ở New York hay Central Saint Martins ở London. Khi còn bé, cô cũng chưa bao giờ ngồi xuống và tạo ra những bộ quần áo.

Thay vào đó, hành trình của cô vào ngành thời trang bắt nguồn từ động lực kinh doanh và niềm đam mê hàng xa xỉ.

Cô dành một năm để học cách thiết kế và vẽ các bản phác thảo kỹ thuật cho túi xách. Cô nghiên cứu hình học topo và học cách chọn da cũng như cách hiểu trọng lượng của những chiếc túi.

Chỉ một năm sau, cô đã sẵn sàng khởi động công việc kinh doanh riêng: Dòng túi xách cùng tên. Nhưng tất nhiên, hành trình của cô - từ bản phác thảo đến tuần lễ thời trang - không hề đơn giản.

“Tôi đã thất bại nhiều lần trong thời gian đầu. Nhưng không có thất bại, bạn sẽ không học được gì. Thất bại rất quan trọng trong bất kỳ công ty nào bởi vì nó là thứ đưa bạn lên tầm cao mới. Và nó là điều phân biệt bạn với những người đã bỏ cuộc", Raphael nói với Business Insider.

"10 chiếc túi xách đầu tiên của tôi là một thảm họa"

Raphael được sinh ra và lớn lên ở Athens, Hy Lạp, là thành viên thuộc thế hệ thứ sáu của gia tộc giàu có Swarovski. Cô học chương trình Tú tài quốc tế tại trường Anh ngữ St. Catherine ở Athens, sau đó theo học ngành quản trị kinh doanh tại Kings College London.

"Kings College thiên về lý thuyết, nhưng tôi là một người thực tế. Tôi muốn ra ngoài xã hội và tạo ra thứ gì đó của riêng mình", cô nói.

Raphael chọn túi xách bởi vì chúng là “những món đầu tư" và "bất kể bạn ở độ tuổi nào, bạn luôn có thể đeo một chiếc". Để phát triển công ty, cô đã vay tiền từ một thành viên trong gia đình và gộp nó với số tiền mà cô tiết kiệm được từ thời niên thiếu.

Sau đó, cô dành một năm để học tiếng Ý và đến Florence, Ý, tìm một nhà máy có thể sản xuất những chiếc túi xách.

“Tôi nói được tiếng Tây Ban Nha, Anh, Hy Lạp và Đức, tôi học thêm tiếng Ý vì muốn có thể giao tiếp với các nhà máy và có cách tiếp cận thực tế”, Raphael cho biết.

“Túi xách là phụ kiện cá nhân. Tôi muốn cung cấp cho khách hàng chất lượng hoàn hảo nhưng vẫn có giá cả phải chăng, vì vậy nó vẫn sang trọng".

Theo trang web Marina Raphael, những chiếc túi từ các bộ sưu tập trước đây có giá dao động từ 550-2,700 USD. Những chiếc túi trong Apricity Collection FW20 hiện tại có giá dao động từ 550-1,200 USD.

Hiện tại, có 7 người làm việc toàn thời gian cho Raphael, nhưng phải mất hơn 200 người, bao gồm cả các đội ngũ báo chí và bán hàng, để giúp công việc của cô được thành công. Giống như hầu hết doanh nhân khởi nghiệp khác, năm sản xuất đầu tiên của cô cũng “hơi loạng choạng”.

"10 chiếc túi đầu tiên của tôi là một thảm họa tuyệt đối. Nhưng tất cả những điều này thường xảy ra và chúng chỉ là một phần của công việc. Bạn chỉ cần tiếp tục tiến lên",  Raphael nhớ lại.

Những tình huống thảm họa đã dạy cho Raphael cách đặt ra mục tiêu và kỳ vọng thực tế cho thương hiệu và hành trình trở thành doanh nhân của cô. Cô nói một trong những điều quan trọng nhất mà cô đã làm là dành thời gian học cách làm việc nhóm và chỉ cần lắng nghe.

“Đôi khi, do còn trẻ và cứng đầu, bạn nghĩ bạn biết hết, nhưng bạn cần học cách thích nghi, lắng nghe khách hàng và thay đổi sản phẩm. Điều quan trọng là phải đón nhận những lời chỉ trích", cô nói.

"Chúng tôi không có gì để mất - vì vậy, chúng tôi đã gửi đi một loạt email"

Khi bộ sưu tập túi xách đầu tiên hoàn thành, Raphael đã thuê công ty chiến lược Tiger Shark có trụ sở tại New York để làm đại diện cho thương hiệu và bắt đầu làm việc với người sáng lập Elizabeth Manice để gửi email cho các nhà bán lẻ. Mục đích là để một trong số họ chọn thương hiệu còn non trẻ của cô.

"Chúng tôi không có gì để mất. Vì vậy, chúng tôi đã gửi đi một loạt email cho những người ngẫu nhiên", cô nói.

Nhà bán lẻ hàng xa xỉ Moda Operandi đã sớm quan tâm, và trở thành nhà bán lẻ trực tuyến đầu tiên bán túi của Raphael.

Bây giờ, sau gần hai năm, Raphael cho biết thương hiệu của cô đang thực sự hoạt động tốt và làm việc với những người có tầm ảnh hưởng hàng đầu, trong đó có cả nhà sáng lập WhoWoreWhat, Danielle Bernstein. Hoàng hậu Máxima của Hà Lan cũng là “fan” của thương hiệu này - khi nhiều lần, bà được nhìn thấy mang những mẫu mới nhất của Raphael.

Raphael cũng tích cực tham gia nhóm các nhà thiết kế trẻ mới nổi để đi đầu trong phong trào thời trang bền vững. Đối với thương hiệu riêng, cô đảm bảo công ty sử dụng loại len sinh thái và da có khả năng phân hủy về mặt sinh học.

Cô cũng tuân theo chính sách gần như không có chất thải, bằng cách cố gắng tái sử dụng da cũ.

"Tính bền vững là tương lai của thời trang. Mọi người nên được giáo dục về cách họ có thể làm cho công ty của họ bền vững hơn", cô nói.

Tuy nhiên, thành công của Raphael đi kèm một số trở ngại. Đầu tiên, cô cho biết mọi người nghi ngờ khả năng lãnh đạo và “gu” thẩm mỹ của cô do tuổi đời cô còn trẻ.

"Tôi không có nhiều kinh nghiệm và họ đặt dấu chấm hỏi về chất lượng cũng như động cơ của tôi. Họ nghĩ, 'Ồ, cô ấy chỉ mới 22 tuổi, hãy chờ xem mọi việc thế nào trong 3, 4, 5 mùa nữa - nếu cô ấy còn tiếp tục’".

Raphael cũng không phủ nhận sự thật rằng cô xuất thân từ một gia đình quyền lực.

Cô bày tỏ lòng tôn kính với di sản của gia tộc bằng cách kết hợp các viên pha lê trên tất cả sản phẩm nhưng cũng kiên quyết nói rằng dù "may mắn" được sự ủng hộ của họ, cô vẫn phải làm việc cực kỳ chăm chỉ để tạo dựng được điều đó và đạt được những gì cô có cho đến nay.

Nhã Thanh (Theo Businessinsider)

FILI



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98