Khi NHTW sợ thất nghiệp hơn lạm phát?

08/09/2020 14:33
08-09-2020 14:33:00+07:00

Khi NHTW sợ thất nghiệp hơn lạm phát?

Ngày 27-8 vừa qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã cập nhật các mục tiêu dài hạn và chiến lược về chính sách tiền tệ trong sự theo dõi sát sao của giới kinh tế. Thông điệp của Fed đưa ra tập trung vào 2 điểm quan trọng và chúng có liên hệ mật thiết với nhau: việc làm và lạm phát.

* Quan chức Fed chấp nhận duy trì lãi suất 0% dù lạm phát tăng

* Fed thay đổi chiến lược chính sách, dọn đường cho kỷ nguyên lãi suất thấp kéo dài

Vẫn với mục tiêu lạm phát 2% nhưng từ bây giờ được hiểu là trung bình 2% trong một giai đoạn cho nên có lúc lạm phát sẽ được vượt quá 2%. Điều này dường như mở đường cho việc ưu tiên mục tiêu tối đa hóa việc làm. Nhưng nhóm lao động có thu nhập thấp và vừa mà Fed hướng đến có được hưởng lợi từ các chính sách này?

Từ năm 1977, Fed có 3 nhiệm vụ quan trọng được ghi theo thứ tự: tối đa hóa việc làm, ổn định giá cả và lãi suất dài hạn hợp lý. Nhưng bắt đầu những năm 1980, Fed hầu như chỉ sử dụng quyền hạn của mình để đương đầu với lạm phát. Nhiều người vẫn còn nhớ giai đoạn Paul Volcker điều hành Fed, lạm phát có lúc lên đến 15% trong quý I-1980 và lãi suất đã phải lên đến 22% để kềm chế lạm phát, nhưng đổi lại thất nghiệp tăng gấp đôi trong giai đoạn đó.

Vào giữa những năm 1990, lạm phát bắt đầu có xu hướng giảm ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Tiếp sau đó, khi bong bóng cổ phiếu Internet bị vỡ vào năm 2000 thì bắt đầu có nhiều cảnh báo về mối nguy giảm phát trong đó có cả Ben Bernanke, người điều hành Fed giai đoạn 2006-2014.

Lạm phát ở mức thấp càng được củng cố khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 xảy ra: hiếm khi lạm phát vượt mốc 2% ở Mỹ và khu vực đồng Euro.

Nhưng trong suốt nhiều năm gần đây, các nền kinh tế lớn trên thế giới trải qua một hiện tượng không như lý thuyết kinh điển trước đây: đường cong Phillips không còn đúng nữa khi tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát cũng thấp.

Thêm vào đó, việc duy trì lãi suất thấp trong một thời gian dài, thậm chí lãi suất danh nghĩa ngắn hạn là 0% (zero lower bound) của nhiều NHTW cũng không làm thay đổi tình hình lạm phát thấp.

Việc Fed xem xét lại chiến lược của các mục tiêu chính sách tiền tệ được Jerome Powell khởi xướng từ đầu năm 2019 nên Covid-19 không thay đổi nhiều quan điểm cốt lõi của Fed.

Trước khi Covid-19 bùng phát, kinh tế Mỹ vẫn đang trong giai đoạn mở rộng (expansion) và tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục. Nếu mọi việc như dự kiến và Covid-19 không xảy ra, Fed cũng sẽ điều chỉnh để nới lỏng lạm phát để có không gian cho việc điều chỉnh lãi suất tăng, từ đó có thêm vùng đệm lãi suất cho các chính sách ứng phó về sau.

Nhưng rồi Covid-19 xảy ra, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ ở mức 3,5% vào tháng 2-2020 đã bùng lên gần 15% trong tháng 4 và về lại mức 10,2% như hiện nay. Điều này phần nào tạo điều kiện cho Fed mạnh dạn hơn trong việc nới lỏng lạm phát với hy vọng tạo thêm việc làm.

Một điểm cũng đáng lưu ý là việc thay đổi cách nhìn trong tối đa hóa việc làm. Theo cách nhìn mới thì Fed sẽ quan tâm đến mức sụt giảm so với mức tối đa (shortfalls), hơn là sự sai lệch với mức tiềm năng (deviations) như trước đây. Điều này có nghĩa, việc đo lường theo cách mới chú ý đến sự dư thừa hay không toàn dụng (slack measure). Và đó cũng là lý do Fed muốn điều chỉnh thị trường lao động theo hướng diện rộng và không bỏ sót các nhóm yếm thế.

Nhưng có một thực tế là khi thay đổi chính sách tiền tệ, giới lao động có thu nhập thấp và vừa bị ảnh hưởng tiêu cực đến ngay, còn ảnh hưởng tích cực đến rất chậm, có khi họ là chặng cuối và không còn được hưởng lợi gì.

Điển hình là khi Fed bơm thanh khoản cho thị trường, tăng mạnh bảng cân đối của mình thì thị trường chứng khoán đã hồ hởi trở lại. Trong khi đó, người lao động vẫn khó khăn trong việc tìm lại việc làm, và việc làm là một nỗi lo lớn của giới trẻ.

Việc gia tăng tầm quan trọng của mục tiêu việc làm từ Fed có thể tạo ra hiệu ứng truyền dẫn cho các NHTW khác. Có điều sự hoài nghi về hiệu quả của mục tiêu việc làm hướng đến những những nhóm lao động có thu nhập thấp và vừa một cách toàn diện, trên diện rộng là không thể nhỏ được.

Đặc biệt trong bối cảnh xã hội Mỹ gần đây với phong trào “Black Lives Matter”, có thể xem đây là một chính sách xã hội hơn là kinh tế? Mà đã là chính sách xã hội thì Fed có lấn sân chính phủ? 

TS. Võ Đình Trí, Giảng viên ĐH Kinh tế TPHCM

Sài Gòn Đầu tư tài chính







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98