Khởi động 'Du lịch hấp dẫn, an toàn'

21/09/2020 08:32
21-09-2020 08:32:43+07:00

Khởi động 'Du lịch hấp dẫn, an toàn'

Đây là chủ đề chính của đợt kích cầu du lịch nội địa những tháng cuối năm mà Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch vừa chính thức phát động.

Khởi động 'Du lịch hấp dẫn, an toàn'
Du khách tham quan TP.HCM chiều 20.9 trên xe buýt 2 tầng phục vụ du lịch. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Đã 18 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, nhiều địa phương trải qua 2 đợt dịch vẫn an toàn, các đường bay thương mại quốc tế sẵn sàng cất cánh... Ngành du lịch đang rốt ráo thực hiện cuộc kích cầu thứ 2 nhằm khôi phục du lịch sau cú đánh bồi từ Covid-19.

Hồi sinh ngoài mong đợi

Dịch bệnh bùng phát lần thứ 2 tại Đà Nẵng vào giữa mùa cao điểm, khi tốc độ phục hồi của ngành du lịch đang trên đà tăng trưởng khiến toàn thị trường suy sụp. Chỉ 5/62 tỉnh, thành tại Việt Nam ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng nhưng hoạt động du lịch, dịch vụ tại hầu hết các địa phương đều co lại. Lỡ mất giai đoạn “vàng” cao điểm tháng 8, cơ hội để ngành du lịch phục hồi như kỳ vọng gần như bằng 0.

Nên có chính sách kích cầu thông qua người tiêu dùng bằng cách trợ giá thẳng vào mỗi dịch vụ mà khách du lịch sử dụng. Nhà nước tài trợ tiền để người dân mua vé máy bay, ở khách sạn hoặc mua tour...

TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam

Thế nhưng, kỳ nghỉ lễ 2.9 bất ngờ hâm nóng lại thị trường du lịch khi rất nhiều điểm du lịch đông khách, các khách sạn, resort hạng sang cũng kín phòng. Với chủ trương không “bế quan tỏa cảng” tất cả các địa phương như đợt dịch đầu, những kế sách dập dịch linh hoạt trong đợt 2 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho nhiều địa phương an toàn có cơ hội tiếp tục đón khách, tránh khỏi sự đứt gãy kéo dài trong chuỗi dịch vụ, du lịch, kinh tế.

Theo khảo sát của một doanh nghiệp (DN) du lịch, sau cao điểm dịch đợt 2, tỷ lệ khách đặt phòng khách sạn tại Phú Quốc đã vượt qua cả Phú Yên và Quy Nhơn. Chỉ riêng khách sạn 3 và 4 sao ở Phú Quốc có kênh OTA (đại lý trực tuyến như các web đặt chỗ Booking.com, Agoda, Traveloka...) và TA (nhận khách từ các công ty lữ hành) mà DN này quản lý đã hết phòng từ 3 ngày trước lễ.

Sau Phú Quốc, Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt, Phú Yên, Quy Nhơn, TP.HCM và các tuyến miền Tây cũng ghi nhận rất nhiều khách đặt phòng nghỉ dưỡng. Nhanh chóng nắm bắt nhu cầu, các công ty du lịch đang thoi thóp cũng đã linh hoạt thay đổi sản phẩm phù hợp, hy vọng nắm bắt cơ hội tạo đà để tiếp tục các hoạt động kinh doanh mùa thu, đồng thời là bước chuyển tiếp thuận lợi cho mùa đông xuân sắp đến.

Ông Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng phòng Truyền thông - Marketing Công ty TST Tourist, thông tin tính đến thời điểm hiện nay, lượng khách trở lại sau khi đợt 2 dịch Covid-19 được khống chế đang tăng dần. Số lượng khách trong tháng 9 của DN này đạt trên 900 khách, bao gồm tour đoàn DN, nhóm khách gia đình đi tour riêng và tour theo lịch khởi hành định sẵn. Tuy không sôi động như mùa hè, nhưng lấy mốc khởi động thị trường là dịp nghỉ lễ 2.9 cho thấy tâm lý khách khá ổn định. Các điểm đến phía nam được du khách ưu tiên chọn nhiều hơn, trong đó bao gồm: Côn Đảo, Phú Quốc, Long Hải, Cai Lậy - Tiền Giang, Cần Đước - Long An, Bảo Lộc - Lâm Đồng. Bên cạnh đó, từ cuối tháng 9, du khách đi tour Pù Luông - Thanh Hóa, Ninh Bình, Tây Bắc rất đông, vì đây là thời điểm mùa lúa chín rất đặc sắc ở các tỉnh vùng cao phía tây bắc. Dự kiến số lượng khách trong tháng 10 sẽ tăng lên khoảng 2.000 khách và tiếp tục duy trì vào tháng 11 với số lượng trên 1.500 khách.

Công ty Vietravel cũng thông tin từ cuối tháng 8 đến nay, trung bình mỗi tuần công ty có 2 - 3 đoàn khách khởi hành. Dự kiến trong tháng 9 và tháng 10, Vietravel phục vụ khoảng 10.000 lượt khách với khoảng 60 đoàn (gần 4.000 khách) trong tháng 9 và khoảng 80 đoàn (6.000 khách) trong tháng 10. Điểm đến được đa số công ty chọn tổ chức là Vũng Tàu, Côn Đảo, Phan Thiết, Nha Trang, Phú Quốc và những địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc...

Dồn sức kích cầu thị trường nội địa

Nhận thấy thị trường có nhiều tín hiệu khả quan, mới đây Bộ VH-TT-DL đã ban hành Công văn số 3455 phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa những tháng cuối năm 2020.

Du khách vui chơi ở chợ đêm Phú Quốc vào tháng 7.2020. ẢNH: HOÀNG TRUNG

Chương trình kích cầu du lịch lần 2 vẫn tập trung chủ yếu khôi phục thị trường nội địa, nhằm vào đối tượng khách du lịch là người Việt Nam và người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam. Theo đó, các hoạt động kích cầu du lịch được đề nghị hướng theo chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”.

Các địa phương, DN có thể chủ động lựa chọn thông điệp riêng phù hợp với tính hấp dẫn và sản phẩm đặc thù của điểm đến. Bộ VH-TT-DL yêu cầu lãnh đạo các địa phương, DN thực hiện phát động thị trường, giới thiệu điểm đến, thu hút khách trên cơ sở liên minh kích cầu giai đoạn trước; khuyến khích hình thành các liên minh kích cầu mới dựa trên sản phẩm phù hợp nhu cầu du lịch tham quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ngắn ngày, chăm sóc sức khỏe, du lịch golf và du lịch MICE... Bên cạnh đó, xây dựng những gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn về giá, đa dạng về chương trình, đảm bảo chất lượng, uy tín và thương hiệu; đồng thời có những chính sách hoàn hủy, hoán đổi linh hoạt, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch.

Thực tế, trước đó, rất nhiều địa phương đã chủ động “chạy” trước các chương trình kích cầu, thu hút du khách sau dịch.

Cụ thể, từ 9.9 - 31.12, tỉnh Quảng Ninh giảm 50% giá vé vào điểm tham quan, lưu trú trên vịnh Hạ Long, vé tham quan vào các điểm Bảo tàng Quảng Ninh, Khu di tích và danh thắng Yên Tử; giảm 100% giá vé vào điểm lưu trú trên vịnh Hạ Long vào các ngày: 20.10, 12.11, 20.11 và 22.12. Tương tự, tỉnh Lào Cai cũng quyết định miễn, giảm phí tham quan các điểm du lịch đến hết năm 2020.

Tại TP.HCM, Sở Du lịch cho biết đang tiếp tục lấy ý kiến một số sở, ngành liên quan nhằm thảo luận một số giải pháp, trong đó có rà soát, tham mưu chính sách hỗ trợ phí vé tham quan tại các điểm tham quan trên địa bàn. Từ đó, báo cáo UBND TP kiến nghị, đề xuất Chính phủ, HĐND TP hỗ trợ DN gặp khó do dịch bệnh theo gói hỗ trợ thứ hai của TP đang xúc tiến. Đồng thời, Sở Du lịch TP cũng đang lấy ý kiến Sở VH-TT-DL và 5 điểm tham quan gồm Bảo tàng TP, Bảo tàng Lịch sử TP, Bảo tàng Mỹ thuật TP, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và Khu di tích địa đạo Củ Chi về chính sách miễn phí vé tham quan để kích cầu du lịch, cũng như chính sách hỗ trợ từ kinh phí của nhà nước để các điểm tham quan này bảo đảm hoạt động từ nay đến cuối năm 2020.

Trợ giá trực tiếp cho du khách

Ngay sau khi kết thúc đợt dịch Covid-19, chiến dịch kích cầu “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” với hàng loạt các chương trình khuyến mãi “khủng” đã được triển khai đồng loạt, mạnh mẽ, giúp hàng không, du lịch “phá băng” sau thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội. Chỉ trong 1 tháng, lượng khách du lịch đến các địa phương tăng vọt từ 50 - 80%. Thị trường du lịch nội địa bật dậy mạnh mẽ đã phần nào tiếp thêm “ô xy”, đưa các DN hàng không, lữ hành, nhà hàng, khách sạn... vượt qua cơn khó khăn.

Thế nhưng, TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), nhận định nhu cầu thị trường sau làn sóng Covid-19 thứ 2 đã thay đổi rất nhiều. Giảm giá khủng không còn là yếu tố tiên quyết có thể mời gọi được người dân đi du lịch với làn sóng lớn. Du lịch quốc tế gần như chưa mở cửa, thị trường nội địa chưa thật sự ổn định vì vẫn còn tiềm tàng nguy cơ dịch bệnh. Covid-19 có thể bùng phát trở lại bất kỳ chỗ nào, thời điểm nào như trường hợp ở Đà Nẵng vừa qua. Do đó, người dân còn rất thận trọng và e dè. Nhu cầu không cao, nếu yêu cầu các DN du lịch hoặc hàng không vốn đang thoi thóp tiếp tục kéo dài chương trình khuyến mãi, giảm giá quá mạnh thì sẽ không đủ chi phí trang trải, rất dễ đẩy DN đến tình trạng không làm thì lỗ, càng làm càng lỗ.

“Do đó, nên có chính sách kích cầu thông qua người tiêu dùng bằng cách trợ giá thẳng vào mỗi dịch vụ mà khách du lịch sử dụng. Nhà nước tài trợ tiền để người dân mua vé máy bay, ở khách sạn hoặc mua tour... Chính sách kích cầu này đang rất có hiệu quả ở Thái Lan. Làm như vậy, vừa đạt được mục tiêu kích cầu, vừa tránh được tình trạng giảm giá vô tội vạ, nguy cơ bùng phát dịch bệnh đợt 3 và tránh đẩy DN vào tình trạng thêm kiệt quệ, rủi ro, mạo hiểm”, ông Lương Hoài Nam đề xuất.

Là người trong cuộc, ông Nguyễn Minh Mẫn cùng quan ngại: Điều các DN du lịch lo ngại nhất lúc này là sức mua giảm sút. Vì vậy, các chính sách hỗ trợ cần tập trung kích thích nhu cầu tiêu dùng, tăng cường công tác truyền thông để giải tỏa tâm lý cho du khách.

Hà Mai

Thanh niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98