Làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp nhà nước vẫn khó bị phá sản

16/09/2020 13:53
16-09-2020 13:53:00+07:00

Làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp nhà nước vẫn khó bị phá sản

Số lượng doanh nghiệp nhà nước bị phá sản trên thực tế rất thấp, không tương xứng với số lượng doanh nghiệp nhà nước trong tình trạng phải bị phá sản theo quy định.

Nhiều DNNN mất phương hướng

Tiến hành xây dựng và lấy ý kiến về Đề án quản trị doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẳng thắn đánh giá: Thể chế quản trị DNNN, đặc biệt là việc triển khai trên thực tế còn có khoảng cách so với thông lệ quốc tế, dẫn tới DNNN chưa hoàn thành mục tiêu “đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp”.

Tại từng DNNN, mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước chưa thực sự rõ ràng, nhiều trường hợp chưa nhất quán với mục tiêu đầu tư vốn nhà nước đã được pháp luật quy định. Bằng chứng là vốn sở hữu nhà nước vẫn tiếp tục hiện hữu tại các doanh nghiệp không thuộc ngành, lĩnh vực đầu tư vốn nhà nước theo quy định của Luật số 69 (Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp).

Dự án đạm Hà Bắc vẫn ngập trong thua lỗ.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước không có mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, ảnh hưởng không tốt đến thực hành quản trị DNNN theo thông lệ chung.

“Việc duy trì quá nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là rào cản để chủ sở hữu nhà nước áp dụng các thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ.

Các mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện đại yêu cầu các quốc gia hạn chế việc tạo ra khung khổ pháp lý riêng biệt cho doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đẩy mạnh quá trình “công ty hóa” DNNN.

Ở Việt Nam, quá trình công ty hóa DNNN đã được hoàn thành từ năm 2010 khi toàn bộ doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, công ty TNHH. Tuy vậy, bộ phận quan trọng nhất là các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vẫn có khung khổ quản trị riêng theo quy định của Luật số 69 và văn bản hướng dẫn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Việc hình thành một hệ thống khung khổ pháp lý riêng biệt như vậy không phải là điều kiện tốt để chủ sở hữu có thể áp dụng các chuẩn mực tốt về cách thức và công cụ thực hiện vai trò chủ sở hữu trong quán trị doanh nghiệp như cổ đông của mô hình công ty cổ phần đa sở hữu. Trên thực tế, những vướng mắc, bất cập trong quản trị DNNN chủ yếu diễn ra đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Khó đào thải DNNN thua lỗ, yếu kém

Pháp luật về giải thể và phá sản của Việt Nam tương đối đầy đủ, được áp dụng chung, không phân biệt DNNN hay doanh nghiệp tư nhân. Ngay từ năm 1995, Luật doanh nghiệp nhà nước đã khẳng định DNNN phải bị giải thể, phá sản theo pháp luật về giải thể, phá sản.

Các dự án yếu kém ngành Công Thương chưa dự án nào giải thể, phá sản.

Mặc dù vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá: Số lượng DNNN bị phá sản trên thực tế rất thấp, không tương xứng với số lượng doanh nghiệp nhà nước trong tình trạng phải bị phá sản theo quy định.

Vì nhiều lý do kinh tế, xã hội, chủ sở hữu nhà nước, chủ nợ và các chủ thể có quyền yêu cầu đệ đơn phá sản DNNN không muốn áp dụng biện pháp phá sản DNNN. Biện pháp xử lý thông thường vẫn là hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi bằng các công cụ hoãn, giãn nợ thuế, nợ tín dụng. Việc xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công Thương là ví dụ.

Một bất cập khác, đó là cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền can thiệp mạnh vào hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi dự án thua lỗ, thất thoát lại khó quy trách nhiệm cho đại diện chủ sở hữu.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ sở hữu nhà nước còn quyết định nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh, nhất là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Chẳng hạn, đối với DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ, hệ thống pháp luật quy định doanh nghiệp phải trình cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan liên quan xem xét, quyết định những vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị doanh nghiệp như quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty,...

Với cơ chế hiện hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng khó xác định được trách nhiệm giải trình của cơ quan đại diện chủ sở hữu trước Quốc hội và Chính phủ trong quản lý vốn nhà nước theo yêu cầu của thông lệ quản trị DNNN. Đơn cử như đối với các vụ việc thua lỗ, thất thoát tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp diễn ra trong thời gian qua.

Cần truy trách nhiệm đại diện chủ sở hữu, lãnh đạo doanh nghiệp

Một trong nhiều giải pháp khắc phục tình trạng trên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế để DNNN thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng. Trong đó, gia tăng trách nhiệm phát triển vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động kinh doanh, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhà nước phải đạt mức cao hơn mức bình quân của toàn bộ khu vực doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh chính; Cho phép doanh nghiệp tự chủ trong cơ cấu lại vốn và tài sản trong khuôn khổ mục tiêu và các chỉ tiêu đã định.

“Đại diện chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp phải trực tiếp chịu trách nhiệm giải trình đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, không bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, không thanh toán được nợ đến hạn thì đại diện chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp phải bị thay thế và xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật về những sai phạm (nếu có)”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất.

Lương Bằng

Vietnamnet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98